Khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì?
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì? Các kênh đầu tư có an toàn hay không là điều đắn đo của nhiều nhà đầu tư trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Khủng hoảng kinh tế sẽ khiến nền kinh tế sụt giảm, lạm phát cao, thu nhập thấp và đặc biệt các kênh đầu tư gặp nhiều rủi ro hơn. Với tình hình dịch bệnh do loại Virus Corona chủng mới – Covid 19 diễn ra phức tạp kéo theo hàng loạt sự trì trệ đóng băng từ nhiều lĩnh vực hàng không, thực phẩm, sản xuất, xuất nhập khẩu… Năm 202x dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra.
Theo đó các chuyên gia của JPMorgan Chase cũng đưa ra kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có thể xảy ra vào năm 2020: Thị trường chứng khoán Mỹ giảm khoảng 20%, giá năng lượng giảm 35% và giá kim loại cơ bản giảm 29%, các thị trường chứng khoán mới nổi giảm 48%, tỷ giá đồng tiền các quốc gia mới nổi giảm hơn 14%.
Trong tình hình đó nhiều nhà đầu tư băn khoăn đi tìm câu trả lời “nên đầu tư gì khi khủng hoảng kinh tế?”.
Nguy cơ khủng hoảng kinh tế
1. Nhận định các kênh đầu tư khi khủng hoảng kinh tế
Trước những viễn cảnh được dự báo không mấy tốt đẹp như: Thị trường chứng khoán “đỏ lửa”, bất động sản đóng băng, vàng – vốn được cho là nơi trú ẩn an toàn cũng bị bán tháo… Các nhà đầu tư đã đưa ra nhận định các kênh đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như sau:
Kênh đầu tư vàng
Theo giám đốc đầu tư công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank VCBF, bà Nguyễn Thị Hằng Nga cho rằng: “Vàng là tài sản trú ẩn và có tính thanh khoản cao khi kinh tế bất ổn. Nhưng giá vàng hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu nên rất khó để xác định “giá trị thực” nên khá rủi ro với nhà đầu tư khi chọn sai thời điểm mua vào”.
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng chờ cơ hội và đầu tư lâu dài thì vàng là tài sản khá an toàn.
Theo ông Phan Dũng Khánh giám đốc tư vấn đầu tư công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam nói rằng: “Vàng đã có xu hướng tăng giá từ năm 2018 chứ không phải đến Covid – 19 mới bùng phát. Kim loại quý này có một tuần bán tháo do tâm lý hoảng loạn nhưng ông tin giá sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn”.
Kênh đầu tư USD
Với tình hình hiện tại những biến động từ dịch bệnh nền kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Do đó việc tiền đồng bị mất giá so với USD là điều khó tránh.
Theo bà Hằng Nga giám đốc đầu tư của VCBF cũng cho rằng: “Về dài hạn sau khi dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ nợ chính phủ tăng lên rất mạnh và chính phủ Mỹ sẽ phải in thêm tiền khiến đồng USD mất giá. Do đó “đầu tư vào USD không phải là ý tưởng hay để sinh lời tốt tuy nhiên khá an toàn”.
Ông Phan Dũng Khánh cũng cho rằng: “Chỉ số USD đã có xu hướng tăng giá chục năm trở lại đây và cao gấp đôi so với 2010. Do đó không nên kỳ vọng hưởng lợi nhiều từ việc cầm USD so với gửi tiết kiệm bằng tiền đồng”.
Kênh đầu tư chứng khoán
COVID-19 đã tạo nên một viễn cảnh ảm đạm trên toàn Thế Giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thị trường chứng khoán được các chuyên gia dự báo sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn
Theo ông Robert Shiller nhà kinh tế học của đại học Yale và là người từng đoạt giải Nobel kinh tế cảnh báo “thời gian tồi tệ với thị trường chứng khoán” sắp xảy ra.
Chuyên gia này cảnh báo và cho rằng các nhà đầu tư nên bỏ qua sự bùng nổ lợi nhuận của các công ty và tập đoàn của Mỹ trong thời gian gần đây. Để tập trung vào định giá dài hạn và tương lai của thị trường chứng khoán.
Theo lời khuyên của nhà đầu tư Buffett: “Nếu bạn không muốn sở hữu một cổ phiếu trong mười năm thì cũng đừng nghĩ đến việc sở hữu nó trong 10 phút”.
Kênh đầu tư bất động sản
Bất động sản cũng là kênh đầu tư gặp rủi ro khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên nếu có cơ hội thực sự tốt, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ nếu muốn đón đầu để rót vốn về lĩnh vực này.
Theo ông Nguyễn Văn Đính phó chủ tịch hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: “Thời điểm này người khôn ngoan không nên rót tiền vào bất động sản”.
Khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì?
2. Giải pháp đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
Trong thời điểm kinh tế khủng hoảng các kênh đầu tư dường như trở nên khó khăn và kém an toàn. Những kênh đầu tư lớn được coi là tài sản có giá trị bền vững cũng có khả năng gặp rủi ro. Do đó các nhà đầu tư cần có giải pháp an toàn cho mình. Nhiều chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp đặc biệt là trong tình trạng dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Hãy tích trữ tiền mặt
Trước tình trạng khủng hoảng các kênh đầu tư có nguy cơ xuống dốc và mất an toàn thì các chuyên gia đầu tư cho rằng “tiền mặt là vua” trong thời kỳ suy thoái.
Các nhà đầu tư cho rằng nên dự trữ tiền khoảng 18 tháng lương. Số tiền đó sẽ giúp duy trì trong thời gian khủng hoảng trong vòng 2 – 3 năm. Và hơn hết khi khủng hoảng kinh tế được khắc phục các nhà đầu tư vẫn có thể đủ vốn để sẵn sàng nhảy vào thị trường, nắm lấy cơ hội tốt.
Theo một khảo sát của Bloomberg mới đây, 42% các quỹ quản lý tài sản gia đình đang tăng cường tích trữ tiền mặt.
Timothy O’Hara – chủ tịch quỹ Rockefeller Global Family Office cho biết: “Những nhà đầu tư nắm giữ khối tài sản ròng cực lớn đang thận trọng và lo ngại hơn đối với thị trường chứng khoán. Ngày càng có nhiều người để ý đến những khoản đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư thay thế hoặc tiền mặt”.
Chờ đợi cơ hội
Theo nhận định của các chuyên gia các kênh đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hầu hết đều có rủi ro, do vậy việc đầu tư trong thời gian khủng hoảng sẽ không an toàn.
Tuy nhiên các kênh đầu tư như vàng, bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán… đều là những kênh đầu tư có khả năng có cơ hội phục hồi nhanh sau thời gian khủng hoảng. Do đó chờ đợi cơ hội để rót vốn đầu tư vào những kênh này luôn đem lại thành quả lớn. Đây đều là những kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao về lâu về dài.
Theo nhà đầu tư Warren Buffett nói rằng: “Kiểu cách đầu tư của chúng ta nhiễm nặng sự lười nhác. Bạn cần phải chờ đợi điều này là tuyệt đối với một nhà đầu tư nhỏ”.
Đầu tư cho sức khỏe
Trong khi những kênh đầu tư đang có nguy cơ suy giảm thì đầu tư cho sức khỏe để chống lại dịch bệnh là điều rất cần thiết. Dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng cho sức khỏe và trí tuệ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là phương pháp hữu hiệu để chống lại dịch bệnh. Ngoài ra cũng cần tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng.
Ngoài đầu tư sức khỏe bằng cách bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng thì bạn cần chuẩn bị giải pháp hỗ trợ chi phí y tế cho những rủi ro bất ngờ. Hiện nay các gói bảo hiểm nhân thọ luôn hỗ trợ chi phí y tế ngay cả rủi ro tử vong xảy ra với mức chi trả cao.
Do vậy ngoài các kênh đầu tư sinh lời thì các nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đầu tư sức khỏe cho bạn thân trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay.
3. Những lưu ý khi khủng hoảng kinh tế?
Lúc này các nhà đầu tư cần đánh giá lại các khoản chi, tránh mắc nợ, dự trữ nhiều tiền mặt để sẵn sàng tham gia khi kinh tế phục hồi.
Tránh mắc nợ: Trong thời gian khủng hoảng cần đánh giá lại các khoản tiết kiệm và mục tiêu tiết kiệm tránh vay vốn mắc nợ của nhiều nguồn khác nhau hoặc cũng nên kiểm tra lại các khoản nợ từ thẻ tín dụng.
- Đối với những người sắp về hưu nên để dành nhiều tiền tiết kiệm để chăm sóc cho sức khỏe.
- Đối với những người trẻ tuổi nên chờ đợi cơ hội đầu tư vào những mục đích lâu dài. Như cuộc khủng hoảng 2008 – 2009 thì “quả ngọt” được dành cho những nhà đầu tư kiên trì.
Điều chỉnh cách chi tiêu: Bạn cần điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý và tiết kiệm tối đa bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết. Bạn cũng nên đánh giá lại mức thu nhập hiện tại nếu công ty cắt giảm lương hay cắt giảm nhân lực hoặc xem xét tình hình mức vốn đầu tư hiện tại của bạn có đang bị lỗ hay gặp khó khăn hay không.
Đừng tìm cách đoán thị trường: Trong thời gian khủng hoảng kinh tế thị trường hỗn loạn và không ổn định bởi tác động của nhiều nguyên do khác nhau như thiên tai, dịch bệnh, lạm phát…. Vì vậy nếu bạn đang muốn đầu tư thì hãy nhìn nhận vào thực trạng hiện tại chứ không lên suy đoán thị trường trong lúc này.
Theo lời khuyên của nhà đầu tư huyền thoại Buffett: “Đừng có ngày nào cũng quan sát thị trường. Nếu bạn đang cố gắng để mua và bán cổ phiếu lo lắng khi cổ phiếu bị đi xuống một chút… và bạn nghĩ rằng có thể bán khi cổ phiếu đi lên thì bạn sẽ không đạt kết quả tốt nhất”.
Tình hình dịch bệnh bùng phát với nguy cơ khủng hoảng kinh tế xảy ra thì đầu tư vào sức khỏe, tích trữ tiền mặt và chờ đợi cơ hội để đầu tư là lựa chọn an toàn.