Khu vực nào cấm bay flycam?
Hiện nay Flycam đã trở thành một phương tiện yêu thích với những tín đồ đam mê quay chụp. Với lợi thế về khả năng bao quát trên các tầm không gian cao flycam hiện nay đã được các nhiếp ảnh gia, youtuber…. sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, để tránh thực hiện việc quay chụp không đúng với quy định của pháp luật dẫn đến bị tịch thu thiết bị, phạt hành chính thì người sử dụng flycam cần phải biết quy định về khu vực cấm bay flycam. Vậy khu vực nào cấm bay flycam?
1. Flycam là gì?
Flycam còn có tên gọi khác là Flying Camera hay là máy bay điều khiển từ xa. Flycam là một thiết bị bay có gắn camera và được điều khiển từ xa để chụp ảnh, quay video.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị Định 36/2008/NĐ-CP quy định như sau: Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.Theo đó, Flycam được xem như là tàu bay không người lái.
Đúng như tên gọi được ghép lại bởi 2 từ “fly” – bay và “cam” – camera, cấu tạo của nó cũng giống như một chiếc máy quay gắn trên máy bay điều khiển cỡ nhỏ vậy. Camera được lắp cố định trên thân máy bay nhờ hệ thống gimbal. Hướng bay, góc chụp, góc quay được điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay giống với bộ điều khiển thường thấy ờ các món đồ chơi cho trẻ em thông qua định vị GPS.
Các bộ phận chính của Flycam gồm máy bay điều khiển, camera, hệ thống gimbal (bộ khung gimbal) và bội điều khiển bằng tay từ xa. Ngoài ra còn có một số bộ phận phụ khác: pin, bội xử lý, động cơ, bộ phát sóng, chíp Iosd… để hỗ trợ hoạt động của thiết bị và truyền tính hiệu điều khiển.
Do đặc điểm về vị trí và cách thức quay nên camera sử dụng cho Flycam cũng là loại đặc biệt hơn các loại camera thông thường khác. Phần lớn chúng là cam chuyên dụng với khả năng chống sốc, chống rung và chống va đập hiệu quả.
2. Khu vực nào cấm bay flycam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 18/2020/QĐ-TTg, khu vực cấm bay flycam bao gồm những khu vực như sau:
– Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ.
– Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
– Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; khu vực các công trình trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
– Khu vực cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự.
– Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
– Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo an toàn bay, trật tự an toàn xã hội, Bộ Quốc phòng quyết định hạn chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ tại một hoặc một số khu vực trong lãnh thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay.
– Không bay trên đám đông, gần các tòa nhà cao tầng.
– Kiểm tra kỹ bán kính khu vực bay của bạn để đảm bảo nếu có rủi ro rơi rớt thiết bị sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản dẫn đến phạt hình sự.
– Việc chụp ảnh, quay phim trong phạm vi các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các công trình kiến thiết cơ bản có tính chất quan trọng trong toàn quốc, phải được phép của người thủ trưởng hoặc người phụ trách có thẩm quyền ở các nơi ấy.
3. Thủ tục xin cấp phép bay của flycam
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị Định 36/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP) có quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép bay:
– Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay. Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định trên)
+ Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;
+ Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ nêu trên các cá nhân sử dụng flycam chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
4. Những khu vực cấm bay flycam tại Hà Nội
Hà Nội là một thành phố lớn, đông dân cự với đời sống hoạt động sôi nổi. Số lượng người sử dụng flycam ở đây cũng rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc phải tăng cường quản lý việc sử dụng flycam ở đây.
Những khu vực tại Hà Nội không được phép sử dụng flycam bao gồm:
Công trình quốc phòng và khu vực quân sự đặc biệt:
Quốc phòng, an ninh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động.
Theo đó, “Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ.”
Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
Việc sử dụng flycam sẽ dễ dẫn tới việc đánh cắp, làm lộ các thông tin quan trọng của đất nước về an ninh quân sự.
Với việc nghiêm trọng của khu vực đặc biệt này, flycam sẽ bị cấm trong phạm vi quy định.
Mọt trong các địa điểm thể hiện rõ nhất việc cấm này chính là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là khu vực tuyệt đối quan trọng và bất khả xâm phạm.
Khu vực trụ sở làm việc:
Hà Nội là thủ đô của đất nước. Nơi đây tập chung rất nhiều trụ sở làm việc của các cơ quan trọng yếu của đất nước.
Các trụ sở làm việc là nơi diễn ra các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước. Vì mang tính nhà nước, do đó phải có cơ chế để đảm bảo không có các hành động làm ảnh hưởng tới việc hoạt động của các cơ quan. Do đó việc sử dụng fly cam ở các khu vực sau cũng sẽ bị cấm:
+ Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương tại Hà Nội;
+ Trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
+ Trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đóng trên thành phố Hà Nội.
Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 200 m ở mọi độ cao.
Khu vực quốc phòng, an ninh:
Khu vực cấm bay flycam tại Hà Nội bao gồm:
– Khu vực đóng quân;
– Khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu;
– Khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Khu vực các công trình trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
Khu vực cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự:
Khu vực cảng hàng không, sân bay sẽ cấm flycam ở giới hạn phạm vi sau:
– Đối với sân bay có 01 đường cất, hạ cánh, phạm vi cấm được giới hạn trong khu vực hình chữ nhật được xác định từ vị trí ngưỡng tại hai đầu của đường cất, hạ cánh mở rộng và kéo dài ra phía ngoài hai đầu đường cất, hạ cánh đến 15000 m và từ đường tim của đường cất, hạ cánh mở rộng sang hai bên 5000 m ở mọi độ cao;
– Đối với sân bay có từ 02 đường cất, hạ cánh trở lên thì phạm vi cấm được giới hạn khu vực hình chữ nhật, được xác định từ vị trí ngưỡng của đường cất, hạ cánh xa nhất theo chiều cất, hạ cánh của tàu bay, mở rộng và kéo dài ra phía ngoài hai đầu đường cất, hạ cánh đến 15000 m và mở rộng sang hai bên 5000 m tính từ đường tim của 02 đường cất, hạ cánh ngoài cùng ở mọi độ cao;
Theo đó tại Hà Nội sẽ cấm bay flycam tại toàn khu vực sân bay Nội Bài.
Nguồn LMK – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn