phá đường tàu

Vì sao gọi là Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu ?

Chắc các bạn không lạ lẫm gì với hình biểu cảm mặt chữ O, mỗm chữ B của mọi người khi nghe tới 2 từ Thanh Hóa. Gặp người tử tế thì họ tế nhị nói chuyện xã giao rồi biện cớ tránh đi mắt. Nếu không may người Thanh Hóa gặp phải ngưởi thô thiển sẽ bị kỳ thị: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” với ý nghĩa mỉa mai: Người Thanh Hóa có tính ăn người, keo kiệt lại bẩn tính.

Nếu bạn sinh sống trên mảnh đất Hà Nội, bạn sẽ nhận ra ngay người Thanh Hóa thường bị phân biệt đối xử hơn. Thậm chí nhiều bạn sinh viên không thể tìm được nhà trọ vì là người Thanh Hóa hay có những công ty còn “ngang nhiên” từ chối tuyển dụng do đối tượng quê Thanh Hóa.

Dù muốn hay không, người Thanh Hóa mặc định được gắn mác là dân rau má. Nhiều vùng miền, tỉnh thành được gắn với một biệt danh nào đó chứ chả riêng vùng đất chúng tôi. Vấn đề chả có gì nghiêm trọng nếu người ta gọi biệt danh đó với sự vô tư, thoải mái. Có nhiều người gọi với một ý nghĩa sâu xa đến khó chịu. Ừ thì cứ cho là: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”, hay ” Ước mơ lớn nhất của người Thanh Hóa là lá rau má to bằng cái lá sen” đi. Vậy khi nói những câu nói trên, chưa chắc người ta đã hiểu rõ nguồn gốc, gốc tích của câu nói này. Nhiều người Thanh Hóa cảm thấy tự ti khi giới thiệu về quê hương mình. Bản thân nhiều người không thoải mái lắm khi nghe người khác gọi mình như vậy. Tuy nhiên cũng không ít người cảm thấy hài hước khi bị gọi là “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”. Nào giờ chúng ta tìm hiểu về câu nói đó nhé.

Câu chuyện thứ nhất, nổi tiếng nhất đó là ngày xưa khi Pháp đã hoàn toàn chiếm được nước ta chúng bắt đầu đi vào khai thác, vơ vét sản vật của nước ta. Để dễ dàng hơn cho việc vận chuyển, chúng cho làm đường sắt. Khi làm đường tàu đến huyện Hoằng Hóa thì người dân nơi đây với sự căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh với kẻ thù mọi lúc khi có điều kiện đã tổ chức phá hủy đường sắt của giặc. Công việc của thực dân cướp nước cực kỳ khó khăn, làm mãi không xong. Giặc cứ làm còn ta cứ phá. Quan Pháp tức tối triệu quan huyện Hoằng Hóa mà hỏi rằng: Tại sao đường sắt làm đến khu vực này thì làm hoài không xong, sao không ngăn dân chúng phá đường tàu. Quan huyện vốn cũng là một người yêu nước, mới nói rằng: “thưa quan, chúng tôi cũng tìm cách ngăn dân lại đó chứ ạ. Nhưng dân chúng tôi khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà Cây rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhất. Dân tôi không cố ý đâu ạ.“. Từ đó câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” luôn được gắn liền với dân Thanh Hóa.

Câu chuyện thứ hai là: ”Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là một trong những hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến. Thanh Hóa huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải chiến đấu. Gian khổ phải ăn Cây rau má cầm hơi, phá đường tàu Pháp lấy sắt rèn đao kiếm súng ống. Nói đến đây bạn đã hiểu gì chưa nhỉ. Vâng chúng tôi đúng là có ăn rau má, nhưng là để tiết kiệm gạo cơm góp cho chiến trường. Chúng tôi có phá đường tàu, nhưng là đường tàu địch và chúng tôi phá đề rèn dao kiếm, súng ống cho chiến trường đó.


Lá rau má

Hai câu chuyện trên rõ ràng câu nói: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” là có ý khen ngợi, cảm phục sự chịu khó, anh hùng của người Thanh Hóa trong chiến đấu chống ngoại xâm đó chứ. Ấy vậy mà ngày nay, ý nghĩa của câu nói đó lại bị một số người cố tình làm sai lệch đi. Tuy nhiên, một phần khiến cho người dân xứ Thanh bị kỳ thị bởi xuất hiện vài “con sâu làm giàu nồi canh”. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu vì thế mọi người hãy thay đổi cái nhìn, đừng đánh đồng tất cả mà tội nghiệp người lương thiện.

Nguồn HVXT – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu