Giảm phát và lạm phát là gì ? Có gì khác biệt của Giảm phát và Lạm phát
Giảm phát (Deflation) là tình trạng giảm giá của hàng hóa và dịch vụ diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài. Trong thời kỳ giảm phát, giá cả giảm nhưng sức mua của đồng tiền tăng lên, từ đó, cùng một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn.
Giảm phát thường xảy ra khi nền kinh tế đang trải qua một cuộc suy thoái hoặc khi nguồn cung vượt quá nhu cầu. Sự giảm giá chung này có thể được coi là một điều tốt vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giảm phát kéo dài hoàn toàn gây ra bất lợi cho nền kinh tế.
Trong khi đó, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi mức giá chung tăng cao, tiền của bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Có thể lấy ví dụ về lạm phát như sau: Năm 2020, Nguyễn Văn A chỉ bỏ ra 35.000 đồng để thưởng thức một tô phở. Nhưng đến đầu 2023, Nguyễn Văn A phải bỏ ra 50.000 đồng để ăn đúng tô phở tương tự. Như vậy, người dùng đã phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để chi trả cho cùng 1 loại hàng hóa. Nếu nhiều loại hàng hóa đều tăng giá như vậy thì sẽ kéo lạm phát tăng lên.
Một số nguyên nhân lạm phát có thể kể đến như:
- Lạm phát do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên.
- Lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng.
- Lạm phát xảy ra do nhập khẩu: Giá cả loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc thị trường thế giới tăng, từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao.
- Lạm phát xảy ra do cầu thay đổi: Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó cùng mức chính sách giá không ổn định và tăng giá liên tục.
Giảm phát hay lạm phát nguy hiểm hơn?
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, giảm phát nguy hiểm hơn lạm phát rất nhiều. Vì khi tình trạng giảm phát xảy ra chính là dấu hiệu của nền kinh tế đang đi xuống. Dù chỉ ở mức rất thấp (khoảng 30%) thì vẫn có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, gấp nhiều lần so với lạm phát.
Đối với lạm phát, nếu ở mức thấp thì được xem là hợp lý và chấp nhận được, vì đây được xem như là dấu hiệu của một nền kinh tế đang tăng trưởng.
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát có thể kiểm soát nếu có chính sách tiền tệ tốt, còn tỷ lệ giảm phát rất khó để kiểm soát được.
Giảm phát và lạm phát khác nhau thế nào?
Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa lạm phát và giảm phát:
Tác động | Giảm phát | Lạm phát |
Tác động đến giá trị đồng tiền | Làm tăng giá trị đồng tiền | Làm giảm giá trị đồng tiền |
Tác động tiêu cực/tích cực đến nền kinh tế | Giảm phát đa phần là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống | Lạm phát ở mức vừa phải có lợi cho nền kinh tế, cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. |
Đối tượng hưởng lợi | Giảm phát lại được coi là có lợi cho người tiêu dùng | Lạm phát trong một số trường hợp được xem là có lợi cho người sản xuất |
Nguyên nhân | Giảm phát được gây nên bởi các yếu tố cung tiền và tín dụng | Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do các yếu tố Cung – Cầu |
Tác động khác | Giảm phát sẽ dẫn đến giảm chi tiêu và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp | Lạm phát gây nên tình trạng phân phối tiền không đồng đều |
Nguồn VTC – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn