Cách vệ sinh tai an toàn ! Vậy dùng bông tăm thì sao ?
Các chuyên gia cho biết không nên đưa bất kỳ vật dụng vào trong tai, kể cả bông tăm.
Tiến sĩ Joaquin Villegas, bác sĩ y khoa gia đình tại bệnh viện UTHealth Houston, Mỹ, cho biết nguy cơ lớn nhất khi không vệ sinh tai thường xuyên là tình trạng ráy tai làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ống tai, gây ngứa, đau và thậm chí là mất thính lực.
Trong một số trường hợp, ráy tai quá nhiều có thể gây chóng mặt hoặc cảm giác căn phòng quay cuồng.
Tần suất vệ sinh tai phụ thuộc vào độ tích tụ của ráy tai. Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ khuyến cáo mỗi người chỉ cần vệ sinh tai sau mỗi hai đến bốn tuần. Vệ sinh tai thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng cao hơn, bởi ráy tai là cách bảo vệ tự nhiên của cơ thể, chống nhiễm trùng.
“Những bệnh nhân tích tụ nhiều ráy tai hơn đôi khi có thể cần vệ sinh thường xuyên hơn nhưng không nên hàng ngày”.
Khi vệ sinh, chuyên gia lưu ý không được đưa bất kỳ vật dụng nào vào bên trong tai, chẳng hạn tăm bông, vì có thể gây tổn thương ống tai hoặc vỡ màng nhĩ, dẫn đến mất thính lực.
”Bạn có thể dùng tăm bông vệ sinh ngoài tai, nhưng không được đưa vào trong tai”, bác sĩ Villegas nói. Ngoài ra, ông khuyên cần tránh sử dụng nến tai, bình xịt dầu ô liu làm sạch ráy tai.
Một số lựa chọn khác chuyên gia khuyên có thể sử dụng nếu thấy ráy tai tích tụ.
Sử dụng khăn ẩm: ”Đây là phương pháp an toàn nhất với hầu hết mọi người”, tiến sĩ Soma Mandal, bác sĩ nội khoa tại trung tâm y tế Summit Health, ở New Provindence, New Jersey, Mỹ, nói. Chuyên gia khuyên chỉ cần làm khăn ẩm mặt bằng nước ấm, nhẹ nhàng vệ sinh phần ngoài tai. Không nên cố nhét khăn vào trong tai, vì có thể gây kích ứng.
Thuốc nhỏ tai: Villegas cho biết bệnh nhân vệ sinh tai bằng thuốc cerumenolytic giúp làm lỏng ráy tai. Theo tiến sĩ Mandal, loại thuốc nhỏ tai này có thể sử dụng trong vài ngày, giúp ráy tai mềm đủ để tự bong ra.
Gặp bác sĩ để rửa tai: Nếu ráy tai tích tụ và ảnh hưởng đến thích giác, bạn nên gặp bác sĩ. Mandal cho biết một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể rửa ống tai bằng cách dùng ống tiêm nhẹ nhàng bơm nước ấm vào tai. ”Nước làm lỏng ráy tai, sau đó ráy chảy ra ngoài cùng nước”, Mandal nói.
Nguồn Nhật Minh (Theo NBC News)
Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn