ho khi tái nhiễm covid

Vì sao ho nhiều hơn khi tái nhiễm Covid-19?

Tái nhiễm Covid-19, tôi ho rát họng, có lúc bật máu, nặng hơn lần đầu. Tôi cần xử trí tình trạng này như thế nào? (Trọng Nguyễn, 38 tuổi)

Trả lời:

Sau khi khỏi Covid-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus. Dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền… Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm như lần đầu tiên, người bệnh nhiễm chủng Delta, lần thứ hai có thể nhiễm chủng Omicron.

Các nghiên cứu đến nay cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên dù F0 gặp bất cứ biến chủng nào. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm. Điều này phụ thuộc vào thời điểm tái nhiễm gần hay xa thời gian nhiễm lần đầu.

Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine trên những trường hợp tái nhiễm Covid-19 ở Qatar, trong số 1.304 trường hợp tái nhiễm, thời gian trung bình từ lần nhiễm bệnh đầu tiên đến khi tái nhiễm là 277 ngày (9 tháng). Các trường hợp tái nhiễm giảm 90% nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong so với nhiễm lần đầu.

Trong trường hợp này của bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 lần đầu triệu chứng nhẹ, không ho nhiều, nhưng tới lần tái nhiễm thứ 2 lại ho nhiều thì có thể có một vài khả năng. Thứ nhất, lần tái nhiếm thứ 2 quá gần lần đầu tiên nên cơ thể chưa kịp hồi phục sức khoẻ thì đã bị nhiễm lại, dẫn đến bệnh nhân mệt nhiều và ho là phản xạ bảo vệ của đường hô hấp trước các tác nhân gây tổn thương đường hô hấp trên và dưới. Thứ hai, việc tái nhiễm chủng khác như Ommirone chủ yếu tấn công ở vùng mũi, họng cũng có thể làm triệu chứng của bệnh nhân khác với lần đầu tiên.

Nếu người bệnh chỉ có biểu hiện ho khan mà không có kèm theo các dấu hiệu khác như: khó thở, đau ngực, ho ra máu… thì chỉ cần điều trị triệu chứng với các siro giúp làm dịu họng, giảm ho, uống nhiều nước ấm, nhấp liên tục từng ngụm nhỏ, kết hợp tập thở, vận động nhẹ nhàng, dinh dưỡng cân bằng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Trường hợp người bệnh có ho khạc đờm nhiều, đờm có màu vàng, màu xanh, hoặc ho ra máu, ho kéo dài không đỡ… cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đánh giá xem có vấn đề nhiễm trùng kết hợp cần sử dụng kháng sinh hay tìm ra nguyên nhân khác.

Nguồn Ths. Bs Phạm Thị Lệ Quyên
Trưởng khoa Thăm dò và phục hồi chức năng hô hấp,
Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

 

Main Menu