Vì sao xe điện lại cháy nổ

Nguyên nhân vì sao xe điện bị cháy, nổ?

Xe điện bị lão hóa pin, sạc quá mức, bị đoản mạch dễ gây cháy, nổ…


Ảnh: Giang Huy

Theo số liệu thống kê của Cơ quan cứu hỏa và cứu hộ quốc gia Trung Quốc, đã có 21.000 vụ cháy xe đạp điện xảy ra vào năm 2023, tăng 17,4% so với năm 2022. Dữ liệu cho thấy 80% vụ cháy xe điện xảy ra khi đang sạc, hơn một nửa trong số đó xảy ra khi sạc vào ban đêm và 90% vụ cháy xe điện gây thương vong xảy ra ở tiền sảnh, lối đi, cầu thang. Nguyên nhân trực tiếp gây cháy chủ yếu do hỏng thiết bị sạc. Do tốc độ cháy nhanh và thoát ra khí độc nên dễ gây thương vong.

Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể gây cháy từ xe máy, xe đạp điện.

1. Lão hóa pin

Lão hóa pin là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy xe điện. Sử dụng lâu dài, sạc không đúng cách, môi trường nhiệt độ cao… có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa pin, đoản mạch, dẫn đến việc pin nóng quá mức và cuối cùng gây ra hỏa hoạn.

2. Sạc pin không đúng nơi quy định

Để thuận tiện, nhiều người sạc xe điện ở trong nhà, cầu thang. Điều này không chỉ vi phạm các quy định an toàn mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, việc sử dụng bộ sạc không tương thích, hư hỏng hoặc không chính hãng cũng dễ gây cháy nổ.

3. Sạc quá mức

Nếu cắm phích sạc lâu ngày, ắc quy sẽ bị nạp điện quá mức khiến nhiệt độ tăng cao, gây cháy nổ.

4. Lỗi mạch điện

Lão hóa, đoản mạch hoặc mạch điện của xe tiếp xúc kém cũng có thể gây ra cháy nổ. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra tình trạng của hệ thống dây điện rất quan trọng.

Vì sự an toàn của bạn và mọi người, nên:

1. Kiểm tra thường xuyên xe điện

Kiểm tra toàn diện xe điện ít nhất mỗi tháng một lần, chú trọng các bộ phận quan trọng như ắc quy và mạch điện. Nếu phát hiện vấn đề, hãy thay thế hoặc sửa chữa chúng kịp thời.

2. Không thay thế linh kiện trôi nổi

Khi xe điện bị hỏng, cần chọn nhân viên bảo trì chuyên nghiệp; không tháo rời, sửa chữa khi chưa được phép; không lắp đặt đèn, loa và các thiết bị khác không chính hãng để tránh rủi ro.

3. Tránh nước

Hạn chế lái xe vào những ngày mưa hoặc trên đường ngập nước để tránh bị nước vào mạch sạc, gây hỏng hóc, mất an toàn.

4. Chuẩn hóa bãi đậu xe và sạc

Đảm bảo sạc trong khu vực được chỉ định. Không đỗ xe hoặc sạc ở những nơi kín như trong nhà hoặc trên cầu thang; không nối dây để sạc khi chưa được phép và đảm bảo dùng bộ sạc chính hãng, đang trong tình trạng tốt. Đồng thời, tránh sạc ở môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ, độ ẩm cao.

5. Tránh sạc xe quá mức

Nên sử dụng bộ sạc thông minh có chức năng bảo vệ quá tải. Sau khi sạc xong, hãy rút bộ sạc kịp thời.

6. Nâng cao nhận thức về an ninh

Luôn chú ý đến vấn đề an toàn của xe điện và hình thành thói quen an toàn tốt. Không tự ý tháo rời hoặc sửa đổi các bộ phận của xe điện để tránh làm tăng nguy cơ cháy nổ.

7. Tìm hiểu kiến thức an toàn phòng cháy chữa cháy

Hiểu các mối nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa cháy xe điện, đồng thời nâng cao khả năng tự phòng ngừa và cứu hộ. Bạn có thể nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn phòng cháy chữa cháy bằng cách đọc sách và tham gia huấn luyện.

9. Truyền bá kiến thức an toàn

Hãy chia sẻ những kiến thức an toàn bạn đã học được với gia đình, bạn bè để nhiều người hiểu hơn về kiến thức an toàn phòng cháy chữa cháy của xe điện. Bằng cách này, chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mọi người và cùng nhau tạo ra một môi trường sống an toàn, hài hòa.

Nguồn Hằng Trần VnE (Theo 163)
Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu