Mua bán dụng cụ Sextoy có vi phạm qui định pháp luật Việt Nam hay không ?
1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KINH DOANH ĐỒ CHƠI TÌNH DỤC ( SEXTOY )
Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiếtluật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì “Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách” thuộc Danh mục các hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh.
Đồng thời, Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (Ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ) cũng nghiêm cấm các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung: “Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái; (Điểm b – Khoản 1 – Điều 3)”
Tuy nhiên, việc có coi đây là các sản phẩm văn hóa đồ trụy hoặc có hại đến giáo dục thẩm mỹ, nhân cách hay không còn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng và còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Vì pháp luật chưa có quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh việc kinh doanh, buôn bán loại hàng hóa này. Do đó, các lực lượng chức năng vẫn chỉ có thể tiến hành xử phạt về các vi phạm có liên quan khác như: Kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ,v.v…. với hình thức là xử phạt hành chính, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa.
Theo Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, đồ chơi tình dục, hay còn gọi là dụng cụ hỗ trợ tình dục là một phần phát triển tất yếu từ “Sexology” (Tình dục học), có tác dụng giải quyết vấn đề cá nhân cho một số người nam và nữ. Đứng trên phương diện khoa học thì đồ chơi tình dục không có hại cho sức khỏe, không gây tác động xấu đến khả năng tình dục thật của con người dù có sử dụng lâu dài. Điều này khoa học thế giới đã nghiên cứu và chứng minh. Nó có thể giúp con người tạo hưng phấn hơn nhưng để đạt được độ viên mãn thì vẫn phụ thuộc vào khả năng của người nam và người nữ. Sextoy là một dạng để hỗ trợ nhu cầu cá nhân của một số người, nó cũng có những mặt tích cực của nó, như hạn chế tình trạng “ăn chả ăn nem” bên ngoài, hạn chế ngoại tình, trong một số trường hợp giúp quan hệ chăn gối được hưng phấn hơn… Nhưng không có trường hợp nào nhất thiết phải sử dụng cả, việc này tùy thuộc vào tâm lý, sở thích của mỗi người. Dùng sextoy mang tính nhân văn trong một số trường hợp như vợ sinh con nhỏ, làm việc xa gia đình, không muốn quan hệ với gái lầu xanh cave, không muốn ngoại tình, không xem phim sex…..
2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KINH DOANH THUỐC KÍCH DỤC – TỘI BUÔN THUỐC GIẢ
Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Theo một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cơ quan chức năng có bắt một số vụ buôn bán lẻ mặt hàng hỗ trợ tình dục, tuy nhiên không liệt vào hàng văn hóa phẩm đồi trụy. Những mặt hàng này bị thu giữ khi không có giấy tờ xuất xứ hàng hóa như không có hóa đơn, chứng từ… Những mặt hàng này không được gọi là hàng cấm, dù một số có hại cho sức khỏe.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, hiện nay vẫn chưa có quy định nào cấm bán sản phấm kích dục. Tuy nhiên, đây cũng là hàng hóa nên việc lưu hành sản phẩm này là phải chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng như phải đăng ký, người buôn bán phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước… Sản phẩm bán ra thị trường phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Người bán hàng cũng phải có kiến thức để tư vấn cho khách hàng cách sử dụng đảm bảo vệ sinh, không lệch lạc về mục đích sử dụng.
Về việc một số sản phẩm kích dục được rao bán trên mạng, ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bkis, cho biết, mạng internet chỉ là phương tiện chuyển tải thông tin còn việc giao nhận hàng vẫn diễn ra ngoài thực tế. Tuy nhiên, việc đăng tải thông tin bán hàng vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật. Một số trang web có đăng ký kinh doanh đã có những quy định rõ ràng về nội dung thông tin đăng tải. “Về nguyên tắc, nếu các trang điện tử đăng tin bán các sản phẩm thuộc danh mục hàng cấm là vi phạm pháp luật”, ông Quảng nói.