mat-ong-that-co-dong-duong-khong-0

Mật ong bị kết tinh đóng đường là mật ong thật hay giả?

Hiện nay, không ít trường hợp người mua mật ong nguyên chất về, nhưng sau một thời gian sử dụng lại có hiện tượng bị đóng đường ở đáy chai thì cho rằng đó là mật ong giả, kém chất lượng. Tuy nhiên, mật ong bị đóng đường có phải là mật ong giả hay không? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin để làm rõ vấn đề này cho bạn tham khảo:

Thứ nhất, Hiện tượng mật ong bị đóng đường

Mật ong bị đóng đường có nghĩa là mật ong sẽ chuyển từ dạng lỏng thành dạng rắn. Ban đầu bạn sẽ thấy mật ong kết tinh có dạng hạt nhỏ li ti rồi chuyển dần sang hạt nhỏ và hạt lớn. Hiện tượng đóng đường cũng có thể ở phần đáy chai, miệng chai hay cả phần đáy và miệng chai. Tùy vào mật ong của từng loại hoa sẽ có kiểu đóng đường khác nhau.

Thứ hai, Mật ong bị đóng đường là do đâu?

Thành phần của mật ong nguyên chất thật ra cũng là hỗn hợp các loại đường và một số chất khác, chủ yếu là đường Glucose chiếm 31%, đường Fructose chiếm 38,5%. Nếu ở nhiệt độ dưới 20 độ C hoặc thấp hơn thì dung dịch nước đường 70% sẽ bị bão hòa và xuất hiện kết tinh dưới đáy chai.

Bên cạnh, do hàm lượng đường Glucose trong mật ong khi bị tách nước sẽ tạo thành tinh thể khiến cho mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt. Do vậy, nếu mật ong nào càng chứa nhiều hàm lượng đường Glucose nhiều thì sẽ càng bị kết tinh hơn. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa phấn hoa, hạt sáp ong vụn cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị đóng đường.

Với những chia sẻ trên có thể thấy, mật ong nguyên chất cũng sẽ xuất hiện tình trạng bị đóng đường. Vì vậy, bạn cần phải chú ý cách bảo quản để hạn chế thấp nhất mật ong bị đóng đường ở đáy hay miệng chai nhé.

Thứ ba, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đóng đường của mật ong

+ Nhiệt độ

Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì mật ong sẽ rất khó bị đóng đường, do vậy nếu bảo quản trong tủ lạnh thì mật chỉ đặc hoặc dẻo lại chứ không bị đóng đường. Nếu nhiệt độ từ 14-20 độ C thì mật ong sẽ dễ bị kết tinh nhất. Còn trên 27 độ C thì phần kết tinh của mật ong sẽ bị tan chảy, nhưng nếu nhiệt độ cao hơn thì chất lượng và màu sắc của mật ong sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

+ Nguồn mật hoa

Mật hoa cũng là yếu tố quyết định mật ong bị kết tinh nhanh hạt chậm. Theo đó, với các loại mật ong hoa nhãn, mật ong hoa cà phê thường sẽ kết tinh chậm hơn mật ong của các loại hoa khác.

+ Hàm lượng nước

Nếu mật ong càng đậm đặc thì sẽ nhanh chóng bị đóng đường hơn là mật ong loãng.

+ Phấn hoa có trong mật ong

Mật ong nguyên chất trong quá trình khai thác sẽ có lẫn phấn hoa sẽ làm cho mật dễ bị đóng đường hơn. Nếu mật ong được xử lý công nghiệp sẽ hạn chế thấp nhất tình trạng bị đóng đường.

Thứ tư, Vậy loại mật ong nào dễ đóng đường?

Trong số các loại mật ong nguyên chất như mật ong nhãn, mật ong hoa cà phê chậm đóng đường nhất, còn mật ong rừng là loại dễ bị đóng đường nhất, do loại mật ong này khai thác hoàn toàn thủ công, khi lọc sẽ có lẫn nhiều phấn hoa và sáp ong li ti.

Thứ năm, Cách nhận biết mật ong giả bị đóng đường

Hiện nay, không ít trường hợp người bán vì lợi nhuận đã nấu mật ong giả bằng cách dùng nước đường, phèn chua và một ít mật ong để tạo mùi. Tuy nhiên, mật ong giả thường khá loãng nên thường không bị đóng đường như mật ong nguyên chất.

Nếu mật ong giả được nấu đặc bị kết tinh dưới đáy sẽ có đặc điểm nhận diện như sau:

+ Những kết tinh của mật ong giả sẽ đóng thành cục cứng ở dưới đáy chai chứ không phải dạng hạt như mật ong thật.

+ Khi bạn cho phần đóng đường của mật ong giả vào nước nóng thì chúng rất khó tan.

Với những chia sẻ trên có thể thấy, mật ong thật hoàn bị bị đóng đường nếu nhiệt độ bảo quản dưới 20 độ C. Để kiểm tra mật ong bị đóng đường có phải là mật ong giả hay không thì bạn đặt chai mật ong vào thau nước nóng vài lần, nếu phần kết tinh tan nhanh thì là mật ong thật, ngược lại là mật ong giả.

Nguồn Lê Hằng PVHoney – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu