5 loại lá tưởng bỏ đi lại được coi là ‘thần dược’ tốt cho sức khoẻ
Những loại lá dưới đây tưởng bỏ đi nhưng lại cực tốt cho sức khoẻ, được coi là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền.
Những loại lá dưới đây mọc đầy vườn, mọi người vẫn thường cắt bỏ vứt đi nhưng lại là vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh.
Lá ổi
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, trong Đông y, lá ổi tươi được dùng trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhiều người thường dùng lá và quả ổi chữa đau bụng đi ngoài.
Một số tác dụng chữa bệnh của lá ổi có thể kể đến như sau:
Điều trị tiêu chảy: Trong lá ổi chứa các hợp chất flavonoid – hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Quercetin là loại flavonoid chiếm ưu thế trong lá ổi, hoạt tính chống tiêu chảy mạnh mẽ.
Điều trị tiểu đường: Polysaccharides trong lá ổi có thể được sử dụng như chất phụ gia chống oxy hóa trong thực phẩm và điều trị bệnh tiểu đường.
Tốt cho tim mạch: Trong lá ổi chứa các chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan, phần nào giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát và ổn định huyết áp. Các chất này cũng hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh lý Alzheimer… giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ – tai biến.
Cải thiện răng – nướu: Trong lá ổi chứa hoạt chất astringents, tác dụng làm chặt chân răng, giảm nhẹ các cơn đau tại nướu.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá ổi tươi rửa sạch và giã nát. Sau thời gian ngắn, các cơn đau răng – nướu có xu hướng giảm nhẹ. Tình trạng viêm – nhiễm khuẩn nướu cũng được cải thiện rõ rệt nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên.
Cải thiện chất lượng da, tóc, giấc ngủ: Các tác dụng của lá ổi với da và tóc có thể kể đến như đắp lá ổi giúp làn da săn chắc hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ổi giúp gây ức chế quá trình hình thành của gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa da.
Gội đầu với nước ổi giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rụng tóc. Làm dịu hệ thống thần kinh, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lá ổi và lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ!
Lá tầm bóp
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, nhưng ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Nhiều người thấy tầm bóp mọc hoang khắp nơi, trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê.
Nhiều người còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Là loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Lá đinh lăng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, y học cổ truyền xem lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, tác dụng đối với việc giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón… Đối với Tây y thì lá đinh lăng chứa những thành phần tốt cho sức khỏe như:
– Lá đinh lăng chứa nhiều thành phần hoạt chất tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa.
– Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
– Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim.
– Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
– Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Lá vối
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.
Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc với cơ thể người.
Ngoài ra, lá và nụ vối từ lâu được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.
Lá tía tô
Mọi người dùng lá tía tô như một loại gia vị hoặc rau thơm giúp tăng sự hấp dẫn của món ăn, mà không biết rằng loại lá này có những công dụng bất ngờ cho sức khỏe.
Y học cổ truyền cho rằng tía tô có thể dùng để chữa ho. Một nghiên cứu của Nhật Bản từng chỉ ra rằng chiết xuất tía tô có thể ức chế phản ứng dị ứng trên da chuột.
Lá tía tô chứa nhiều loại flavonoid, axit rosmarinic, vitamin K, B-carotene và các thành phần khác có tác dụng phục hồi chức năng miễn dịch, giảm phản ứng viêm và đặc biệt có tác dụng đối với đường hô hấp.
Vì vậy, lá tía tô rất hữu ích trong việc giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng dị ứng. Perillaldehyde là nguồn gốc tạo ra mùi thơm của tía tô, loại lá này tác dụng thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, an thần, loại bỏ buồn nôn và nôn.
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là do sự tích tụ “protein β-amyloid” trong não. Thành phần “axit rosmarinic” trong tía tô có tác dụng ức chế sự tích tụ protein β-amyloid và chống trầm cảm.
Lá tía tô nhiều tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng virus, cầm máu, chống oxy hóa và chống khối u. Đã có nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự gia tăng của virus SARS-CoV-2, ngăn chặn virus gây bệnh đường hô hấp khác xâm nhập vào cơ thể.
Tía tô tác dụng thanh nhiệt, trừ cảm cho người có triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, lá tía tô có thể dùng nấu cùng với gừng làm nước ngâm chân, chống hôi chân, lưu thông khí huyết.
Mùi thơm của lá tía tô tác dụng kích thích thần kinh khứu giác, thúc đẩy tiết dịch dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn. Một số món ngon có thể kết hợp cùng lá tía tô để gia tăng gia vị như cháo thịt tía tô, ốc om chuối đậu, cà bung.
Trên đây là 5 loại lá tưởng chừng bỏ đi nhưng lại rất tốt cho sức khoẻ. Bạn đừng bỏ qua những tác dụng tuyệt vời của những loại lá này nhé!
Nguồn Thanh Thanh VTCN – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn