12 thói quen của người siêu khỏe mạnh
Những người khỏe mạnh thường ăn bữa sáng giàu dinh dưỡng, uống đủ nước trong ngày, thích vận động…
Ảnh: Pinterest
1. Ăn sáng
Bữa sáng quan trọng vì nhiều lý do. Nó khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể, ngăn bạn ăn quá nhiều sau đó. Những người trưởng thành ăn bữa sáng lành mạnh sẽ làm việc tốt hơn, những đứa trẻ ăn bữa sáng cũng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra.
Nếu không kịp ăn một bữa sáng đủ chất, bạn có thể ăn tạm granola hoặc một miếng trái cây. Nhưng tốt hơn hết là không bỏ qua bữa sáng.
2. Lên kế hoạch cho bữa ăn
Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài. Hãy dành chút thời gian, sau đó ngồi xuống và xem xét mục tiêu cũng như nhu cầu của bạn. Việc chuẩn bị bữa ăn giúp bạn kiểm soát được lượng đường, chất béo, carbs, protein, vitamin nạp vào cơ thể. Bạn biết bạn đang ăn gì và khi nào.
3. Uống nhiều nước
Giữ đủ nước là ưu tiên hàng đầu nhưng nó cũng có thể giúp bạn giảm cân. Nên tránh đồ uống có đường vì chúng gây béo phì và tiểu đường loại 2. Nếu bạn không thích uống nước lọc, hãy thêm những lát cam, chanh, dưa hấu hoặc dưa chuột.
4. Đứng dậy và di chuyển
Thực hiện một số động tác xoay cổ, vai hoặc giãn cơ. Nó rất tốt cho cơ thể và tâm trí của bạn. Chỉ cần 30 phút đi bộ năm lần một tuần có thể giúp bạn tránh xa cảm giác buồn bã. Và nếu bạn không thể dành thời gian vận động nhiều, một quãng nghỉ ngắn để vận động cũng giúp ích cho bạn.
5. Tạm tắt điện thoại, thiết bị điện tử
Bạn kiểm tra email và phương tiện truyền thông xã hội của mình rất nhiều lần trong ngày? Nhưng hãy tự hỏi, bạn có thực sự cần xem hình ảnh về bữa ăn mới nhất của anh họ mình không? Hãy đặt điện thoại xuống. Khi bạn cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, bạn sẽ có thời gian để làm những việc khác. Đi dạo, đọc sách hoặc giúp mọi người thái rau cho bữa tối tuyệt vời.
6. Tìm hiểu cái gì đó mới
Những kỹ năng mới giúp bộ não của bạn khỏe mạnh. Đăng ký một lớp học khiêu vũ hoặc lớp học viết sáng tạo. Hoặc hãy thành thạo một ngôn ngữ mới. Công việc trí óc có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa và trì hoãn ảnh hưởng của bệnh Alzheimer.
7. Không hút thuốc
Hãy bỏ thói quen hút thuốc ngay hôm nay. Bởi chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư và tim mạch.
8. Ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Về lâu dài, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp bạn giữ dáng. Từ giờ, hãy đặt mục tiêu ngủ 7 – 9 giờ mỗi đêm. Để có được thời gian nghỉ ngơi tốt nhất, hãy đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày.
9. Rèn luyện cơ bắp
Tập luyện giúp cơ thể bạn trao đổi chất béo, tăng cường khối lượng cơ bắp. Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh như chống đẩy, gập người và nâng tạ ít nhất hai lần một tuần.
10. Đi dạo dưới nắng
Một vài phút dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng lượng vitamin D và điều đó tốt cho xương, tim, tâm trạng của bạn. Khi ra ngoài có nghĩa là bạn có nhiều khả năng di chuyển cơ thể hơn thay vì dừng lại trước TV hoặc máy tính. Chọn thiên nhiên thay vì đường phố, nếu bạn có thể.
11. Tập giữ thăng bằng
Nếu bạn còn trẻ và năng động, khả năng giữ thăng bằng tốt sẽ giúp bạn tránh được chấn thương. Nếu bạn lớn tuổi hơn, khả năng này giúp bạn hoạt động lâu hơn và giảm nguy cơ bị ngã, gãy xương. Bất kể bạn ở độ tuổi nào, khả năng giữ thăng bằng tốt có nghĩa là cơ bắp săn chắc hơn, trái tim khỏe mạnh hơn và sự tự tin cao hơn. Yoga và thái cực quyền là những cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng này, nhưng bất cứ thứ gì giúp bạn vận động, kể cả đi bộ, đều giúp ích.
12. Chánh niệm
Thiền định hoặc đơn giản là dừng lại để ngửi mùi hoa hồng, tức là dành sự tập trung cho khoảnh khắc hiện tại. Chánh niệm giúp giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tâm trạng. Đồng thời, thiền định thường xuyên trong 8 tuần cũng có thể thay đổi các phần não liên quan đến cảm xúc, học tập và trí nhớ. Ngay cả việc rửa bát cũng có thể tốt cho não, miễn là bạn làm việc đó một cách có chánh niệm.
Nguồn NS – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn