Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản

Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản

Trí thông minh có thể chia làm hai dạng: trí thông minh cứng và trí thông minh mềm. Việc cải thiện trí thông minh cứng khá dễ nhưng với trí thông minh mềm lại không đơn giản như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chứng minh, với thói quen này, chúng ta có thể cải thiện 23% trí thông minh.

 

Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản

 

Trí thông minh cứng là khả năng sử dụng và tối ưu hóa những thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm bạn học tập được trong quá trình trưởng thành để giải quyết những vấn đề tương tự.

Trí thông minh mềm, ngược lại là khả năng xác định thông tin, sử dụng tư duy để giải quyết một vấn đề phát sinh mới. Trí thông minh này không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi hay bạn đã từng trải như thế nào mà phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, nhận thức và tầm nhìn của bạn.

Có thể nói việc cải thiện trí thông minh cứng tương đối dễ bởi bạn có thể học tập bằng cách đọc, nghe, thu thập nhiều sự kiện và thông tin,…Tuy nhiên với trí thông minh mềm, mọi việc lại không thuận lợi như vậy bởi nó không phải việc áp dụng những số liệu sự kiện cụ thể mà là khả năng linh hoạt trong các tình huống.

Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản
May mắn thay, các nghiên cứu mới đây cho thấy có một thói quen có thể giúp bạn cải thiện đáng kể trí thông minh mềm cũng như chỉ số IQ tổng quát – Thiền định.

Thiền định không chỉ tốt cho sức khỏe sinh lý của bạn mà còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và thiết lập một trạng thái cân bằng cảm xúc.

Siegfried Othmer, cựu chủ tịch Khoa phản hồi sinh học thần kinh (Neurofeedback) của Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng và Phản ứng sinh học, đã tiến hành nghiên cứu phản hồi sinh học thần kinh bằng cách sử dụng kỹ thuật sóng não trên những người tham gia (một dạng thiền định cụ thể). Những người thiền định cho thấy mức tăng trung bình trong chỉ số IQ là 23%.

Không chỉ cải thiện chỉ số IQ, những người tham gia còn nhận thấy tác dụng lâu dài của thiền định – theo một nghiên cứu được tiến hành một năm sau đó – sự gia tăng đáng kể trong khả năng sáng tạo, tập trung và tự nhận thức.

Tại sao thiền định lại cải thiện chỉ số IQ của bạn?

Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản
Có một vài lý do, nhưng một trong những lý do chính là thiền định sâu làm chậm hoạt động của não. Khi sóng não chậm hơn (còn được gọi là trạng thái delta hoặc theta), não tự làm tăng tính dẻo dai của nó hay còn được biết đến là khả năng tái tổ chức. Bằng cách thực hành sự tập trung trong thiền định, cho dù là hơi thở, một câu thần chú, hay thậm chí là âm nhạc, bạn đang để bộ não được nghỉ ngơi một cách khoa học. Hãy để bộ não được nghỉ ngơi và trí thông minh sẽ được cải thiện.

Nếu bạn quyết định thử áp dụng phương pháp này, có rất nhiều cách để tiến hành. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là Headspace – công cụ hướng dẫn người dùng cách thiền định đồng thời cho phép bạn theo dõi và nhìn thấy sự tiến bộ.

Những lựa chọn khác bao gồm các chương trình sử dụng nhịp song âm (một dạng âm thanh đặc biệt làm thay đổi tần số sóng não của người nghe) giúp kích thích hoạt động não hay kết nối bán cầu trái và trái của não. LifeFlow là một ứng dụng cung cấp cho người dùng chương trình thiền với 10 bản nhạc kết hợp nhịp song âm tần số thấp và nhịp đơn âm. Điều này kích thích một số hoạt động nhất định của não, cụ thể là các trạng thái sóng alpha, theta và delta, giúp bạn đi vào trạng thái thiền định sâu.

Khoa học chứng minh trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với một thói quen đơn giản
Cuối cùng, có nhiều lựa chọn miễn phí khác bạn có thể sử dụng. Bạn luôn có thể thực hành thiền chánh niệm cổ điển và ngồi nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở của mình. Hoặc bạn có thể nghe một bản nhạc đặc biệt yên bình và làm điều tương tự…

Tạp chí New England Journal of Medicine cho biết bạn phải thiền định tối thiểu 12 đến 15 phút mỗi lần để có được những lợi ích sức khỏe mà thiền định mang lại. Đây là khoảng thời gian hợp lý vì nó không quá dài cũng không quá ngắn. Các nghiên cứu về thiền định đều cho ra cùng kết quả rằng không phải thiền định càng lâu càng tốt mà bạn phải thiền định thường xuyên và điều độ.

Nguồn CafeBiz – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu