Lời nói dối vô hại

5 lời nói dối bạn đời gần như vô hại

Chúng ta đều biết nói dối là xấu tuy nhiên, theo các nhà trị liệu, có một vài trường hợp bạn có thể nói dối đối tác của mình.

Khi bạn cần sự riêng tư

Chuyên gia về mối quan hệ Barbie Adler (Mỹ) khẳng định, không có quy tắc nào buộc bạn phải chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống của mình với đối tác, do đó, đôi khi bạn có thể giữ mọi thứ ở chế độ riêng tư.

Nhà tâm lý học David Tzall cho biết thêm, những thách thức về sức khỏe tâm thần, kinh nghiệm trong quá khứ, thông tin tài chính hoặc chi tiết về các mối quan hệ trước đây có thể là tất cả những vấn đề bạn muốn giữ kín. Những vấn đề này có thể nhạy cảm và cần thời gian cũng như sự tin tưởng để thảo luận cởi mở và trung thực với đối tác.

Tuy nhiên những lời nói dối này không phải là nói sai sự thật với đối tác. Thay vào đó, chúng là ranh giới mà bạn đặt ra cho những gì bạn sẵn sàng hoặc thoải mái chia sẻ.

Khi bạn có thể làm tổn thương cảm xúc của họ

Amira Martin, người sáng lập dịch vụ trị liệu tâm lý Amira For Her (Mỹ) cho biết, có thể đôi khi đối tác hỏi ý kiến của bạn về điều gì đó, chẳng hạn như trang phục mới hoặc kiểu tóc mới, trong khi bạn không đặc biệt thích chúng. Trong những tình huống như vậy, có thể chấp nhận một lời nói dối để tránh làm tổn thương cảm xúc của đối tác.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân bằng giữa việc trung thực và khéo léo để tránh làm mất lòng tin của đối tác hoặc làm tổn thương cảm xúc của họ.

Khi bạn đang bảo vệ đối tác

Ngoài việc tránh làm tổn thương cảm xúc của đối tác, bạn cũng có thể thấy rằng một lời nói dối là cần thiết trong trường hợp bạn muốn bảo vệ họ. “Nếu đối tác không thu được gì từ việc biết sự thật về tình huống, chẳng hạn như nếu bạn tình cờ nghe thấy điều khó nghe về bạn đời của bạn thì tốt nhất là không nói điều đó với họ”, Adler chia sẻ.

Tuy nhiên, Adler khuyên bạn nên tự hỏi mình xem bạn đang nói dối để bảo vệ họ hay để bảo vệ chính mình. Nếu bạn chỉ nói dối để bảo vệ chính mình, có khả năng điều đó sẽ nghiêm trọng và có hại hơn bạn nghĩ.

Khi bạn đang giữ bảo mật

Có thể một người bạn tâm sự với bạn rằng chồng cô ấy ngoại tình và muốn bạn thề sẽ giữ bí mật. Trường hợp khác, một thành viên trong gia đình đã chia sẻ một chẩn đoán y tế mà họ chưa muốn những người còn lại trong gia đình biết. Trong những trường hợp này, bạn có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc nói dối đối tác của mình để giữ bí mật cho người kia.

‘Trong những tình huống như vậy, hãy cố gắng cân nhắc tác hại tiềm tàng mà việc tiết lộ thông tin có thể gây ra”, Laura Wasser, một chuyên gia về mối quan hệ nói.

Khi bạn đang lên kế hoạch cho một điều bất ngờ

Nếu bạn quyết định mua một món quà bất ngờ cho bạn đời, bạn có thể giữ bí mật. Điều này sẽ chỉ làm tăng niềm vui mà đối tác.

Tất nhiên, nếu món quà nằm ngoài ranh giới tài chính định sẵn như thỏa thuận trước đó giữa hai người, bạn sẽ không nên giữ bí mật.

Trong trường hợp bạn không chắc mình có nên nói dối đối tác hay không, Adler khuyên bạn nên tự hỏi bản thân rằng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu họ nói dối bạn về điều tương tự.

Nguồn Thùy Linh VnE (Theo Best of Life)
Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu