Khả Năng Cải Thiện Nghịch Cảnh

Tóm Tắt Ngắn Gọn Sách : Khả Năng Cải Thiện Nghịch Cảnh


Khả Năng Cải Thiện Nghịch Cảnh – Tác giả : Nassim Nicholas Taleb

Một số điều dường như được cải thiện trong hoàn cảnh đầy biến động và không thể dự đoán trước. Khả năng cải thiện nghịch cảnh phân tích lý do cho giả thuyết ấy và cho thấy điều này vô cùng quan trọng đối với sự tiến bộ của nền văn minh con người kể từ thời cổ đại. Taleb đưa ra một góc nhìn phản biện đối với xã hội hiện đại khi những sự can thiệp thực chất đang hủy hoại môi trường đầy biến động

Ai nên đọc cuốn sách này? 

  • Bất cứ ai muốn biết lý do tại sao một số hệ thống lại cải thiện theo thời gian
  • Bất cứ ai muốn biết làm thế nào để tận dụng lợi thế của tính bất định
  • Bất cứ ai quan tâm đến lý do các cuộc khủng hoảng xảy ra

Tác giả cuốn sách này là ai?
Nassim Nicholas Taleb là một trong những nhà kinh tế học, nhà tư tưởng hiện đại có số lượng các tác phẩm đồ sộ. Ông đã viết rất nhiều công trình được đánh giá cao, ví dụ như cuốn “Fooled by Randomness” (tạm dịch: Bị ngẫu nhiên đánh lừa). Nhiều bài viết khác của ông đã được đăng trong các tạp chí và tập san nổi tiếng. Taleb là giáo sư ưu tú chuyên về quản trị rủi ro tại Viện Kỹ thuật Bách Khoa, Đại học New York.

1: Không giống như những món hàng dễ vỡ, những thứ rất dễ hư hỏng khi phải chịu đựng áp lực, khả năng cải thiện nghịch cảnh lại hưởng lợi từ sự bất ổn và sốc.

Khi bạn gửi một món hàng thủy tinh bằng bưu điện, bạn có thể chắc chắn rằng gói hàng được dãn mác “Xin hãy cẩn thận” vì thủy tinh là một món hàng  dễ vỡ, cần phải đặt chúng trong môi trường yên bình nếu không chúng sẽ hư hỏng khi phải đối diện với áp lực và sốc.

Sự dễ vỡ là một khái niệm tương đối dễ hiểu; chúng ta đều biết rằng các mặt hàng dễ vỡ cần được bảo vệ khỏi những sự cố không ổn định. Tuy nhiên, khi cố gắng nghĩ về mặt trái của “sự dễ vỡ”, chúng ta phải chịu đau khổ. Vậy bạn nghĩ lợi ích thu được từ sự bất ổn là gì?

Bạn có thể cho rằng trở nên mạnh mẽ hơn là câu trả lời. Tuy nhiên, mặc dù một những đồ vật

“mạnh mẽ” sẽ có thể chịu đựng tốt hơn so với những đồ vật “dễ vỡ”, cũng không có gì khác biệt; nó vẫn không thể xử lí được những tình huống nguy hiểm. Những gì chúng ta đang tìm kiếm là một thứ gì đó ta sẽ thô bạo một cách có ý thức, một thứ gì đó mà ta có thể dán nhãn “Xin hãy mạnh tay” lên.

Chúng ta chật vật để định nghĩa khái niệm này một phần vì không có bất cứ ngôn ngữ chính nào trên thế giới từng viết về điều này dù chỉ một từ. Vì vậy ta phải dùng khả năng cải thiện nghịch cảnh để miêu tả phía đối lập của sự dễ vỡ – những thứ hưởng lợi từ hỗn mang, và do đó ưa thích sự bất ổn hơn là ổn định.

Một ví dụ rõ ràng về khả năng cải thiện nghịch cảnh là câu chuyện về Hydra từ thần thoại Hy Lạp. Hydra là một con rắn nhiều đầu, gây đau khổ cho thế giới cổ đại. Mỗi khi một đầu bị cắt đứt trong trận chiến, hai đầu sẽ mọc trở lại ở đúng vị trí cái đầu kia bị cắt. Vì vậy, mỗi khi con quái vật bị thương, nó càng có lợi; Hydra vì vậy có khả năng cải thiện nghịch cảnh.

2: Khả năng cải thiện nghịch cảnh của một hệ thống phụ thuộc vào sự “dễ vỡ” của các bộ phận cấu thành nên nó

Một ví dụ về khả năng cải thiện nghịch cảnh là quá trình tiến hóa; phát triển mạnh mẽ trong một môi trường đầy biến động. Với mỗi biến cố, chuỗi tiến hóa ép các dạng sống phải biến đổi và cải tiến để trở nên phù hợp hơn với môi trường sống.

Tuy nhiên, khi bạn nhìn kỹ vào quá trình tiến hóa, có một điều thú vị trở nên rõ ràng. Trong khi quá trình chính nó là chắc chắn có thể gọi là khả năng cải thiện nghịch cảnh, mỗi sinh vật cá nhân riêng của chuỗi tiến hóa rất “dễ đổ vỡ”.

Để quá trình tiến hóa xảy ra, chỉ có một điều quan trọng là mã gen tiếp tục phát triển. Các cá thể tự bản thân chúng không quan trọng và chết trong quá trình. Trong thực tế, hệ thống tiến hóa này cần việc ấy xảy ra để giải phóng không gian sống để những cá thể thành công có thể phát triển mạnh.

Quá trình tiến hóa cho thấy một đặc điểm quan trọng của khả năng cải thiện nghịch cảnh. Để cả hệ thống có thể cải thiện nghịch cảnh, hầu hết các bộ phận cấu thành của nó phải là thật là “mong manh dễ vỡ”. Điều này là do sự thành công hay thất bại của những bộ phận này hoạt động như những mẩu thông tin, thông báo cho các hệ thống những gì có hiệu quả và những gì không.

Hãy thử nghĩ về điều này như là câu nói “cứ thử và sai”. Những sai lầm và thành công của mỗi cá nhân một phần cung cấp thông tin về những gì có hiệu quả và những gì không. Giá của sự thất bại trong quá trình tiến hóa là tuyệt chủng; do đó, mỗi thất bại thực sự cải thiện chất lượng tổng thể của mọi dạng sống đã tiến hóa.

Một ví dụ khác của khả năng cải thiện nghịch cảnh có thể được nhìn thấy trong nền kinh tế. Bộ phận cấu thành của hệ thống ấy, từ các xưởng thủ công cho tới các tập đoàn lớn, có vài nơi rất dễ bị phá sản – “dễ đổ vỡ” nhưng toàn bộ nền kinh tế là một hệ thống cải thiện nghịch cảnh.

Để nền kinh tế phát triển, cần một số khu doanh nghiệp như vậy thất bại. Sự thất bại của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, ví dụ, sẽ làm cho ngành công nghiệp tăng trưởng thêm về tổng thể, vì các nhà sản xuất cà phê khác học hỏi từ những sai lầm của công ty ấy.

3: Những cú sốc và các tác nhân gây căng thẳng làm tăng cường hệ thống cải thiện nghịch cảnh bằng cách buộc chúng phải nâng cao năng lực

Chúng ta thường gặp phải hệ thống cải thiện nghịch cảnh mà không hề hay biết. Tập thể dục là một ví dụ điển hình cho điều này. Khi chúng ta tập, chúng ta đưa cơ thể vượt qua qua sự căng thẳng bất thường. Để làm được vậy, cơ thể chúng ta phản ứng với các cú sốc và trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng cách đó, cơ thể chúng ta đã cải thiện nghịch cảnh.

Ví dụ này cũng thể hiện rõ ràng cách hệ thống cải thiện nghịch cảnh hoạt động ra sao. Khi phải đối diện với căng thẳng, trong trường hợp này là trọng lượng hoặc một máy chạy bộ, một hệ thống cải thiện nghịch cảnh sẽ phản ứng bằng cách đền bù lại một cách mãnh liệt: nó sẽ cải thiện khả năng của mình để đối phó với những cú sốc có thể trong tương lai. Đây là một yếu tố quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh; sức mạnh đến từ việc đền bù một cách mãnh liệt chống lại nghịch cảnh.

Thường thì việc đền bù vậy sẽ giúp hệ thống cải thiện nghịch cảnh gia tăng sức mạnh cho các thành phần. Đây là những khu vực với những yếu tố dự phòng được xây dựng để đối mặt với những căng thẳng và những cú sốc. Thông thường chúng ta hay nghĩ rằng thành công phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, do đó, những khu vực dự phòng dường như có hiệu suất thấp.

Tuy nhiên, cơ chế đề bù và những yếu tố dự phòng nó mang lại rất quan trọng để có thể cải thiện nghịch cảnh. Trong cơ thể chúng ta, cơ chế đền bù và yếu tố dự phòng cho phép chúng ta chuẩn bị cho các vấn đề chưa được dự đoán trước; những yếu dường như trông có vẻ khá vô dụng có thể đột nhiên trở thành một phao cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp. Một tỉ lệ nhỏ của việc tập thể dục giúp cơ thể chúng ta nâng cao năng lực để chuẩn bị cho cú sốc lớn trong tương lai.

Trông có vẻ khá lãng phí khi lấy những nguồn lực từ những phần cơ thể khác để xây dựng các cơ bắp mà bạn có thể không bao giờ sử dụng đến. Nhưng một ngày khi bạn đối đầu với một cú sốc không dự tính trước – ví dụ như mang một cây đàn piano lên năm tầng cầu thang – bạn sẽ thấy biết ơn vì đã tập cho cơ bắp, ngay cả khi trước đó trông nó vẫn có vẻ vô dụng.

4: Môi trường yên ổn tạo nên hệ thống “dễ đổ vỡ” – khả năng cải thiện nghịch cảnh xuất phát từ sự bất ổn

Hệ thống cải thiện nghịch cảnh thường được tìm thấy trong các hệ thống tự nhiên hoặc sinh học. Hầu hết những thứ nhân tạo không thể có hệ thống ấy vì chúng không thể tự cải thiện dựa trên những thất bại hoặc căng thẳng bất ngờ. Cố gắng hết mức, chúng chỉ có thể “mạnh mẽ” mà thôi.

Ví dụ, một cái máy giặt sẽ hao mòn hiệu suất sử dụng xuống sau khi hoạt động lặp đi lặp lại; có thể chịu đựng qua một vài sự cố, nhưng không thể hưởng lợi từ những sự cố ấy.

Tuy nhiên, một vài hệ thống nhân tạo cũng có khả năng cải thiện nghịch cảnh. Các nền kinh tế là một ví dụ điển hình. Mặc dù đó là một hệ thống nhân tạo, nhưng cũng có khả năng cải thiện nghịch cảnh. Hệ thống như vậy khá giống hệ thống sinh học trong tự nhiên, do tính phức tạp của chúng: bao gồm một loạt các yếu tố và tiểu đơn vị phụ thuộc lẫn nhau.

Trong khi độ phức tạp là yếu tố cốt yếu đối với tất cả các hệ thống cải thiện nghịch cảnh, dù là nhân tạo hay tự nhiên, nhưng vẫn không đủ để duy trì chúng. Những gì mà các hệ thống cải thiện nghịch cảnh cần là biến động. Như chúng ta đã thấy, hệ thống cải thiện nghịch cảnh phụ thuộc vào sự “dễ đổ vỡ” của các tiểu đơn vị cấu thành nên chúng – một số trong những tiểu đơn vị ấy phải chết đi để tăng cường sức mạnh hệ thống như một toàn thể.

Những cú sốc và căng thẳng xác định tiểu đơn vị nào có thể tồn tại hoặc không. Trong một thế giới yên ổn, không có những cú sốc và căng thẳng, sẽ không có áp lực đến các bộ phận cấu thành của hệ thống. Do đó, cuối cùng nó sẽ mất đi khả năng cải thiện nghịch cảnh.

Một lần nữa, nền kinh tế là một ví dụ điển hình về việc môi trường yên bình có thể là một thảm họa. Nhiều chính phủ đã cố gắng chế ngự nền kinh tế, sử dụng các quy định và trợ cấp để vượt qua các chu kỳ kinh tế. Điều này đã được củng cố với niềm tin rằng nền kinh tế có thể được quản lý và thực hiện theo cách được dự đoán trước và bằng phẳng hơn.

Nhưng trong việc loại bỏ các biến động từ hệ thống, họ loại bỏ các yếu tố gây nên áp lực và những cú sốc quan trọng. Nếu không có những thông tin mà các biến động ấy cung cấp, nguồn lực sẽ bị phân bổ sai và nền kinh tế trở nên vô cùng nhạy cảm với các cú sốc gây thiệt hại rất lớn. Sự yên ổn dẫn đến tính dễ đổ vỡ.

5: Để tận dụng lợi thế của hệ thống cải thiện nghịch cảnh, bạn không cần phải hiểu những cơ hội mà bạn nhìn thấy, chỉ cần nắm bắt chúng

Khi tác giả làm việc tại thời điểm thị trường tiền tệ toàn cầu biến động mạnh, ông đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng thường thì các thương nhân thành công nhất cũng là những người ít học nhất. Họ không hiểu được lý thuyết kinh tế phức tạp hoặc vấn đề tài chính của các quốc gia sở hữu đồng tiền mà họ đang kinh doanh. Họ chỉ cần biết khi nào nên mua và khi nào nên bán.

Nói chung, xã hội đặt quá nhiều giá trị về lý thuyết, hoặc kiến ​​thức kiến thức học thuật, và gần như không dạy kiến ​​thức thực tế. Chúng ta giả định rằng sự chắc chẳn chuẩn bị từ trước sẽ dẫn lối cho sau này, tuy nhiên, thực tế là chuyện hoàn toàn riêng biệt. Biết lí do chiếc máy bay bay được không biến bạn thành một phi công có trình độ.

Bạn có thể tận dụng lợi thế của một hệ thống ổn định và vì vậy, cả hệ thống cải thiện nghịch cảnh nữa, những lại không hiểu đúng nguyên tắc của hệ thống đó, khi bạn đứng trước các lựa chọn: cơ hội, chứ không phải là nghĩa vụ, để làm một cái gì đó.

Ví dụ, lựa chọn mua cổ phiếu cho bạn cơ hội để mua một cổ phiếu nào đó tại một thời điểm nhất định với một mức giá cố định X. Nếu giá của các cổ phiếu tăng cao hơn giá X, bạn vừa luyện tập với lựa chọn của bạn bởi vì bạn vừa có thêm tiền một cách khá hiệu quả. Nhưng nếu giá giảm xuống thấp hơn X, bạn sẽ không được như vậy. Thị trường chứng khoán cơ bản rất hay biến động, nhưng ở đây bạn không cần phải hiểu các hiện tượng phức tạp để làm chủ các biến động ấy. Để có lợi nhuận, bạn chỉ cần biết nên hay không sử dụng lựa chọn của mình khi thời điểm đến.

Lựa chọn cũng tồn tại bên ngoài thị trường chứng khoán. Ví dụ, một người bạn hỏi bạn “đi đến một bữa tiệc, nếu bạn có cơ hội.” Đó là một lựa chọn. Không cần dự đoán các kế hoạch hoặc tâm trạng của bạn trước đó vào buổi tối; bạn chỉ cần quyết định có hay không đi đến bữa tiệc.

6: Để cải thiện nghịch cảnh, hãy quản lý rủi ro của bạn, nhờ vậy bạn có thể được hưởng lợi từ những sự cố không thể dự đoán trước

Bạn không thể sống cuộc đời mà không gặp phải những giai đoạn đầy biến động và không chắc chắn; những cú sốc bất ngờ như sự sụp đổ kinh tế, thiên tai có thể xảy ra trong chớp mắt.

Để giúp cho mình có thể cải thiện nghich cảnh, bạn phải chấp nhận điều này và cố gắng “thuần hóa” yếu tố bất định, chứ không phải là tránh hoặc loại bỏ nó. Cách tốt nhất để đạt được điều này là tuân theo chiến lược thanh tạ tập ngực: nhiều như một thanh tạ tập ngực có trọng lượng đè trên cả hai đầu nhưng không có thứ gì ở giữa, bạn phải chuẩn bị cho cả hai phía, cả tiêu cực và tích cực, và bỏ qua những cách trung lập.

Điều đầu tiên bạn phải làm là tập trung vào các yếu tố tiêu cực tạ của bạn: giảm thiểu việc tiếp xúc với những rủi ro tiềm ẩn mối nguy hại. Ví dụ, nếu bạn đảm bảo rằng 90% tài sản của bạn đang an toàn khi chống lại sự sụp đổ bất ngờ của thị trường, bạn biết rằng bạn đang an toàn khi chống lại những cú sốc như vậy. Số tiền này có thể không đem lại một lợi nhuận rất lớn, nhưng ít nhất nó an toàn.

Một khi điều này đã thực hiện xong, bạn có thể tập trung vào đầu kia của thanh tạ. Với 10% còn lại trong tài sản của mình, bạn có thể chấp nhận những rủi ro nhỏ trong các khu vực biến động mạnh và khó lường nhất mà bạn có thể kiếm lợi nhuận từ đó. Lợi nhuận có thể rất lớn, nhưng rủi ro sẽ chỉ có 10%. Bằng cách này bạn trụ vững để gia tăng lợi nhuận rất lớn nếu mọi thứ diễn ra êm đẹp, trong khi đó giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.

So sánh điều này với một người đặt 100% tài sản của họ trong một khu vực trung lập. Họ có tiềm năng kiếm được bao nhiêu tiền không còn là vấn đề, nếu cuộc suy thoái xảy ra họ có khả năng mất tất cả.

7: Tổ chức hoặc hệ thống càng lớn, nó sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng đầy bất ngờ

Hãy tưởng tượng bạn phải tham dự một hội nghị quan trọng ở Iceland. Đương nhiên, bạn đặt trước chuyến bay của bạn để có giá vé rẻ nhất. Thật không may, một ngày trước khi hội nghị diễn ra, các hãng hàng không thông báo cho bạn rằng chuyến bay của bạn bị hủy bỏ. Bạn không thể bỏ lỡ cơ hội, vì vậy bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt vé chuyến bay cuối cùng với giá cao hơn nhiều vào lúc phút chót.
Có thể gọi đây là một tình huống ép buộc: một tình huống mà bạn không có lựa chọn nào khác để thực hiện một cái gì đó, bất kể chi phí như nào. Ép buộc đối lập với được lựa chọn.

Chi phí của tình huống ép buộc được xác định bởi kích thước của các thực thể đang bị “ép”; vật ấy càng lớn, cáng khó để quyết đinh. Trong ví dụ về vé máy bay trên, nếu chỉ có mình bạn bay, bạn có thể chỉ cần mua một tấm vé khác với giá cao hơn rất nhiều, nhưng hãy tưởng tượng nếu toàn bộ phải đoàn của một trường đại học cũng ở trong tình huống đó?

Có lẽ sẽ không có đủ chỗ ngồi ở khu vực ghế thường, do đó sẽ cần phải mua vé khu vực đắt tiền, hoặc thậm chí thuê một máy bay phản lực tư nhân. Kích thước của phái đoàn sẽ làm cho tình huống khó khăn hơn.

Tương tự như vậy, toàn cầu hóa đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới thành một người khổng lồ duy nhất, khiến nó dễ bị rơi vào tình huống ép buộc này hơn bao giờ hết. Tất cả mọi người, từ các ngân hàng siêu thị địa phương của bạn, được kết nối với nhau trên toàn cầu, cho dù bằng cách giao dịch cổ phiếu tại Nhật Bản hoặc mua sản phẩm từ Brazil. Nếu như một cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra, chuỗi kết nối này sẽ giống như trò chơi domino nối tiếp nhau sụp đổ: các ngân hàng sẽ phải cắt giảm kinh phí dành cho các doanh nghiệp, khi ấy sẽ phải cắt giảm nhân viên, những nhân viên ấy có lẽ sẽ vì vậy mà mất nhà cửa.

Sức ép của nền kinh tế hiện nay là vấn đề toàn cầu và là vấn đề chung, bởi vì tác hại mà nó có thể sẽ gây ra.

8: Nhiều ngành nghề hiện đại là hệ thống cải thiện nghich cảnh, nhưng với mọi người khác thì đó là vấn đề tiền bạc

Trong những ngày tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia tài chính lớn trong các trường đại học và các tờ báo tự tin thông báo với chúng ta rằng không cần thiết phải lo lắng về nền kinh tế. Các “chuyên gia” hiển nhiên đã rất sai lầm: nền kinh tế toàn cầu đã sụp đổ và nhiều người bị mất các khoản đầu tư, nhà cửa và lương hưu của họ.
Bây giờ, bạn sẽ nghĩ rằng bởi vì sự thất bại của họ khi dự đoán một trong những sự sụp đổ tài chính lớn nhất trong lịch sử, các chuyên gia phải đối mặt với áp lực rất lớn. Trong thực tế, phần lớn trong số họ nắm giữ những vị trí có tầm ảnh hưởng đến mức họ không cần phải xin lỗi vì sai lầm của mình. Điều này là do họ làm việc trong khu vực tương đối hẹp, và tất cả các chuyên gia đều quen mặt nhau và phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là họ không phải tìm cách chỉ trích lẫn nhau. Sai lầm của họ đã sớm bị quên lãng.

Điều này minh họa một vấn đề bức bối tại trung tâm của xã hội hiện đại. Hệ thống cải thiện nghịch cảnh của nhiều người gây ảnh hưởng đến vấn đề tiền bạc của người khác; họ gặt hái toàn bộ lợi ích nếu họ đúng, nhưng phải đối mặt với bất kì hậu quả nào nếu họ sai.

Do đó, vấn đề là họ có thể tiếp tục đưa ra những lời khuyên sai lầm và thiệt hại do những người khác gánh chịu, như ví dụ của cuộc khủng hoảng tài chính. Vì nó không ảnh hưởng đến tiền của riêng họ, họ tự do tự tại trong trò chơi, có nghĩa là họ không có gì để mất.

Tương tự như vậy, các ngân hàng hiện nay cũng được hưởng lợi từ việc tự do tự tại trong trò chơi. Trong thời Trung cổ Catalonia, biện pháp phổ biến là cắt giảm những ngân hàng thất bại này; điều đó tạo cho họ áp lực để làm việc vì lợi ích chung.

So sánh với các ngân hàng hiện đại, những người thường xuyên chơi với tiền của người khác mà không có chút rủi ro nào cho bản thân họ. Khi họ làm tốt, họ có rất nhiều tiền, nhưng khi họ thất bại, đó không phải là tiền của chính họ, họ không phải đánh mất thứ gì đó quan trọng. Họ đã trở thành một hệ thống cải thiện nghịch cảnh dựa trên vấn đề tiền bạc của tất cả những người khác.

9: Mong muốn loại bỏ biến động từ cuộc sống cuối cùng sẽ làm cho xã hội chúng ta dễ đổ vỡ hơn

Nhiều chính trị gia và các nhà kinh tế đã thấy rằng các chu kỳ kinh tế bùng nổ và phá sản là điều không thể đoán trước. Trong khi nỗ lực để làm cho quá trình diễn ra tốt hơn, họ đã phát triển lý thuyết phức tạp về việc khi nào và làm thế nào để can thiệp vào chu trình và làm nó suôn sẻ hơn.
Đây là một vấn đề rất quan trọng với tư duy hiện đại: cố gắng để làm cho xã hội càng bằng phẳng và êm dịu bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Kiến ​​thức của con người càng phát triển, chúng ta trở nên kiêu ngạo hơn về những gì chúng ta có thể và nên kiểm soát. Chúng ta coi biến động như một cái gì đó không thể dự đoán được, vì vậy chúng ta cố gắng để kiểm soát nó.

Chúng ta vận động các chính sách để cố gắng và can thiệp vào hệ thống để làm cho chúng bằng phẳng hơn, chủ nghĩa can thiệp ngây thơ. Không may là, ta không biết nhiều như ta nghĩ về bản thân, vì vậy thay vì làm cho hệ thống tốt hơn, chúng ta làm cho chính chúng ta tệ hơn. Không biết điều đó, chúng ta cướp khỏi hệ thống – như những gì đã làm với nền kinh tế – những biến động quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh.

Loại bỏ các biến động, và do đó hệ thống cải thiện nghịch cảnh, từ một hệ thống cần những thời điểm bùng phát quan trọng: nay không có biến động, vấn đề không phải quá rõ ràng sao, vì vậy chúng nằm im, trở nên càng tồi tệ hơn cho đến khi họ đạt tới điểm giới hạn. Để làm rõ hơn hiện tượng này, hãy xem xét ví dụ về một khu rừng:

Một khu rừng sẽ luôn luôn có nguy cơ hỏa hoạn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của một vụ hỏa hoạn thường giảm đi sau một loạt các vụ cháy nhỏ hơn, loại trừ những vật liệu dễ cháy nhất trong những cái cây vẫn còn nguyên vẹn. Biến động, giống như các đám cháy nhỏ, giúp ngăn ngừa các sự bùng nổ lớn. Bằng cách ngăn chặn tính bất định trong các hệ thống của chúng ta, chúng ta đang tích góp các vật liệu dễ cháy chờ đợi cho một cơn bão lửa.

10: Giáo dục hiện đại đang gặp “vấn đề gà tây” – chúng ta nhận định không thấu đáo về quá khứ để dự đoán tương lai

Hãy tưởng tượng bạn là một con gà tây vào một ngày Lễ Tạ ơn, vui vẻ cục ta cục tác. Nếu bạn dự đoán tương dựa vào những hình ảnh trong quá khứ mấy ngày gần đây, bạn sẽ không có lý do nào để lo lắng.

Mỗi ngày chủ của bạn đều cho bạn ăn no và đảm bảo rằng bạn đang khỏe mạnh: do đó bạn có thể tự tin dự đoán rằng chủ của bạn yêu gà tây và rằng tương lai cho bạn vô cùng tươi đẹp. Ngày Lễ Tạ Ơn ngày bạn sẽ đối mặt với một một cú sốc.

Điều này phản ánh một trong những vấn đề chính của xã hội hiện đại: đưa ra dự đoán về tương lai dựa trên một quan điểm thiển cận của quá khứ. Các trường Đại học, các trường kinh doanh và các tràn ngập những người dự đoán với chúng ta điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Các công ty chi hàng triệu thuê nhà chiến lược và quản lý rủi ro, hy vọng sẽ tận dụng lợi thế của những lời dự đoán.

Tuy nhiên, những dự đoán này là sản phẩm của các “vấn đề gà tây”, dự đoán tương lai dựa trên những câu chuyện sai lầm của quá khứ. Những người đi theo những lời tiên đoán có thể gặp nguy cơ khi ngay cả những gì được dự đoán trước không xảy ra.

Một lỗ hổng trong suy nghĩ của chúng ta là chúng ta giả định những gì tồi tệ nhất là những gì ta từng chứng kiến và có thể xảy đến bất kì lúc nào. Điều này dẫn đến kế hoạch dự phòng và những cơ sở sai lầm cho những kịch bản tồi tệ này. Nhiều người không lường trước được một biến động còn lớn hơn sẽ xảy ra với họ; một biến động mà họ hoàn toàn không ngờ đến.

Hãy lấy ví dụ, lò phản ứng hạt nhân Fukushima, được xây dựng để có thể chịu được các trận động đất lớn nhất từng có theo kinh nghiệm. Thiết kế của nó rõ ràng không tính trước được rằng một trận động đất lớn hơn có thể xảy ra trong tương lai. Khi điều này xảy ra trong năm 2011, các lò phản ứng đã bị phá hủy hoàn toàn.

11: Chúng ta đang đánh giá thấp vai trò của hệ thống cải thiện nghịch cảnh trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và các thành tựu trong xã hội

Chúng ta được dạy trong trường học rằng Cách mạng công nghiệp là sản phẩm của sự tiến bộ khoa học: phát triển trong kiến ​​thức lý thuyết điều khiển những tiến bộ công nghệ, rồi lần lượt sản xuất chuyển đổi, doanh nghiệp và xã hội.

Tuy nhiên, điều ấy sai hoàn toàn. Cuộc cách mạng công nghiệp, trên thực tế, đã được phần lớn thúc đẩy không phải bởi các lý thuyết học thuật hay chuyên gia, mà do những người đơn giản có sở thích và nghiệp dư mày mò nên. Chiếc tàu ngầm, ví dụ, không được phát minh bởi một trường đại học hoặc một tổ chức hải quân, mà là do một bộ trưởng tôn giáo, cha George Garrett, người đã làm việc nghiên cứu về nó trong thời gian rảnh rỗi của mình.

Sáng chế như vậy là kết quả của hàng trăm những người nghiệp dư làm việc độc lập, không ngừng cố gắng tạo ra công nghệ và ý tưởng mới, thường thất bại nhưng đôi khi lại thành công, từ đó xã hội như một tổng thể được hưởng lợi. Do đó, họ đã thành lập một hệ thống cải thiện nghịch cảnh.

Các mô tảt sai lầm về cuộc Cách mạng công nghiệp là một ví dụ về cách xã hội hiện đại không hiểu được tầm quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự tiến bộ của xã hội ta đang sống được tạo nên bởi những cơ hội trong một hệ thống phức tạp của việc hãy cứ thử và sai.

Vì vậy, khi chúng ta nhìn lại lịch sử, chúng ta cố gắng tạo ra câu chuyện mà đưa ra lý do được xác định trước nhiều hơn cho những những tiến bộ của chúng ta. Chúng ta thực sự muốn nghĩ rằng các nhà phát minh và kỹ sư trong quá khứ biết họ đang làm gì chứ không phải chỉ đơn thuần là mày mò những sự việc xung quanh trong bóng tối, hy vọng sẽ thành công với một ý tưởng nào đó.

Điều này rất có ý nghĩa đối với xã hội hiện đại. Nhiều chuyên gia hiện đại trong các ngành khoa học còn nợ những nghiên cứu và chi phí cao cho những lời khẳng định rằng họ sẽ có những khám phá mang tính đột phá. Tiền đang đổ vào những chuyên gia này với hy vọng rằng họ sẽ sản xuất những lý thuyết mới, những thứ mà, theo lần lượt, sẽ tạo ra thuận lợi cho những tiến bộ và khám phá mới.

Tuy nhiên, kiến ​​thức trên lý thuyết không thể mang lại sự tiến bộ mà họ từng tuyên bố; chúng ta cần sự ngẫu nhiên, và hệ thống cải thiện nghịch cảnh mà nó tạo ra, để mang lại thay đổi thực sự.

Lời kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này là:

Hệ thống cải thiện nghịch cảnh là yếu tố đã thúc đẩy sự tiến bộ của con người từ thời xa xưa. Nó giúp hệ thống phát triển và cải thiện trong một thế giới không thể tiên đoán trước và không ổn định. Tuy nhiên, xã hội hiện đại đang ở trong quá trình cố gắng để loại bỏ các môi trường đầy biến động ấy, nguyên tố quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh. Khi làm như vậy, chúng ta đang làm cho bản thân mình “dễ đổ vỡ” hơn.

Nguồn TramDoc – Theo Blinkest
Sao Chép & Chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

 

Main Menu