Tsutomu Yamaguchi được nhớ đến là người sống sót thần kỳ qua 2 vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945

Nên trú ẩn ở đâu và làm gì khi bom nguyên tử phát nổ?

Dựa vào mô hình máy tính, các chuyên gia xác định mối nguy hiểm với những người trú ẩn trong nhà, gần nơi xảy ra vụ nổ bom nguyên tử.


Minh họa vụ nổ bom xảy ra . Ảnh: Potapov Alexander

Khi bom nguyên tử phát nổ, mọi thứ ở gần sẽ lập tức bốc hơi. Phóng xạ có thể gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe kể cả với khoảng cách xa. Một mối nguy hiểm khác ở khoảng cách trung bình là sóng sinh ra từ vụ nổ, có thể đủ mạnh và nhanh để nâng người lên không trung và gây thương tích nghiêm trọng.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Nicosia, Cyprus, mô phỏng vụ nổ bom nguyên tử từ một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa điển hình và sóng do vụ nổ tạo ra, từ đó đánh giá tác động đến những người trú ẩn trong nhà. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Physics of Fluids hôm 17/1.

Ở vùng thiệt hại trung bình, sóng nổ đủ để đánh sập một số tòa nhà và gây thương tích cho những ai ở ngoài trời. Tuy nhiên, các tòa nhà chắc chắn hơn, ví dụ như bằng bê tông, có thể đứng vững. Nhóm chuyên gia sử dụng mô hình máy tính tiên tiến để nghiên cứu quá trình sóng nổ xuyên nhanh qua một cấu trúc đứng. Cấu trúc mô phỏng gồm các phòng, cửa sổ, cửa ra vào, hành lang, cho phép họ tính toán tốc độ không khí sau sóng nổ, từ đó xác định nơi tốt nhất và tệ nhất để trú ẩn.

“Trước đây, mối nguy hiểm với những người bên trong tòa nhà bê tông cốt thép chịu được sóng nổ chưa thật sự rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tốc độ không khí cao là mối nguy hiểm lớn, có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong”, Dimitris Drikakis, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo kết quả nghiên cứu mới, chỉ trú ẩn trong một tòa nhà kiên cố vẫn chưa đủ để tránh rủi ro. Không gian hẹp có thể làm tăng tốc độ không khí và sự tham gia của sóng nổ khiến không khí phản xạ khỏi tường và uốn quanh các góc. Trong trường hợp xấu, điều này có thể tạo ra một lực tương đương 18 lần trọng lượng cơ thể người.


Tsutomu Yamaguchi được nhớ đến là người sống sót thần kỳ qua 2 vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945

“Những vị trí nguy hiểm nhất trong nhà cần tránh là cửa sổ, hành lang và cửa ra vào. Mọi người nên tránh xa những vị trí này và trú ẩn ngay lập tức. Kể cả khi ở trong phòng đối diện với vụ nổ, người ta vẫn có thể an toàn trước tốc độ không khí cao nếu trốn ở các góc tường đối diện với sóng”, Ioannis Kokkinakis, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Nhóm chuyên gia nhấn mạnh, thời gian từ lúc nổ tới khi sóng lan đến chỉ khoảng vài giây, nên việc nhanh chóng vào vị trí an toàn vô cùng quan trọng. “Ngoài ra, sẽ có ngày càng nhiều tòa nhà mất an toàn, đường dây điện và đường ống khí đốt hư hỏng, hỏa hoạn, mức phóng xạ tăng. Mọi người cần quan tâm đến tất cả những điều trên và nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp”, Drikakis nói thêm.

Các nhà khoa học hy vọng vụ nổ bom nguyên tử sẽ không xảy ra, nhưng họ tin rằng việc hiểu rõ tác động của vụ nổ sẽ giúp tránh thương tích và tạo điều kiện cho công tác cứu hộ.

Nguồn Thu Thảo (Theo Phys) – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn

Main Menu