Shopee có những loại phí bán hàng nào khi là Nhà Bán Hàng trên đây ?
Ở thời điểm hiện tại, Shopee luôn là lựa chọn hàng đầu với những cá nhân đã đang kinh doanh online hay đặc biệt là với newbie đang tập tành khởi nghiệp.
Sở dĩ Shopee có được chỗ đứng vững chắc trong thị phần kênh thương mại điện tử bởi Shopee có rất nhiều chương trình ưu đãi dành cho cả người bán và người mua.
Trước đây khi kinh doanh trên Shopee, bạn hầu như không phải đóng bất kỳ một loại chi phí nào trừ chi phí vận chuyển, nhưng cuộc chơi đã thay đổi kể từ 01/04/2019. Shopee đã quyết định thêm một số điều khoản trong chính sách cho người bán.
Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu về các loại phí bán hàng trên Shopee mà người bán cần phải biết, đồng thời sẽ đề xuất một số giải pháp để những người bán mới đăng ký Shopee có thể thích nghi với mỗi sự thay đổi từ Shopee.
Bắt đầu thôi!
Các loại phụ phí bán hàng trên Shopee
Như mình đã nói ở trên, trước 01/04/2019, Shopee có lẽ là nền tảng thương mại điện tử tuyệt vời nhất Việt Nam với nhiều chính sách cực kỳ tốt cho người bán và người mua. Phí đăng ký, phí duy trì, phí hoa hồng hay các khoản phí khác đều được miễn hết.
Nhưng sau mốc thời gian đó, Shopee bắt đầu áp dụng chính sách thu phí cho người bán. Điều này cũng dễ hiểu bởi Shopee đã bước qua giai đoạn thâm nhập thị trường, hiện tại nền tảng này cần thu phí, mở rộng chính sách quảng cáo để bù vào khoản đã bỏ ra trước đó.
Hiện tại Shopee đang thu các loại phí bán hàng sau:
- Phí thanh toán
- Phí cố định (Shopee Mall)
- Phí dịch vụ
Phí thanh toán
Đây là khoản phí dành cho người bán khi họ có một đơn hàng thành công trên Shopee.
Lưu ý: Phí này chỉ áp dụng cho đơn hàng thành công (không tính đơn hàng bị hủy hoặc bị yêu cầu trả/hoàn hàng).
Dưới đây là bảng phí thanh toán dành cho các phương thức thanh toán (Cập nhật lúc 08/06/2020)
Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua, gồm tiền sản phẩm và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mãi (nếu có). Bạn có thể xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Phí cố định (Shopee Mall)
Phí cố định là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng được thực hiện thành công (không tính sản phẩm bị hủy hoặc bị trả hàng/ hoàn tiền) của Shopee Mall, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Cách tính phí cố định như sau:
Nếu bạn muốn xuất hóa đơn đỏ dưới dạng hóa đơn điện tử, bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn Người bán gửi yêu cầu nhận hóa đơn đỏ
Như ví dụ bên dưới, phí cố định của mặt hàng này là 10% và thêm 1% thuế VAT.
Phí dịch vụ
Phí này được áp dụng cho người bán tham gia Gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra.
Cũng như hai loại phí trên, phí dịch vụ được trừ trực tiếp trên những đơn hàng thành công (không hủy/trả hàng/hoàn tiền) trước khi tiền được chuyển vào ví Shopee của người bán.
Cách tính phí dịch vụ:
- 5% (đã bao gồm VAT) giá bán (tối đa 10k) trên mỗi sản phẩm đối với shop thường
- Với người bán Shopee Mall/ Shop yêu thích sẽ chịu mức phí thấp hơn, vì vậy bạn hãy cố gắng lên tối thiểu Shop yêu thích càng nhanh càng tốt.
Cách kiểm tra phí đã thu
Bạn có thể kiểm tra mức phí đã thu bằng hai cách sau:
Kiểm tra trên ứng dụng Shopee
Bạn vào mục Tôi > Shop của tôi > Đơn bán > Thông tin đơn hàng > Xem chi tiết Doanh Thu > Phí giao dịch của đơn hàng.
Kiểm tra qua kênh người bán
Bạn có thể tải “báo cáo thư mục” trong mục “doanh thu” để xem “phí dịch vụ” của nhiều đơn hàng được thống kê theo tuần, bạn cũng sẽ có được số liệu theo ngày trong tuần đó.
Người bán nên làm gì với mức phí của Shopee?
Theo cá nhân mình nghĩ thì việc Shopee bắt đầu thu phí sau ba năm miễn phí cho người bán là một điều dễ hiểu, và mức phí cũng là một con số chấp nhận được đối với các shop.
Thay vì bạn tốn tiền làm website, thuê mặt bằng,… thì bạn chỉ phải trả một phần trăm rất nhỏ cho Shopee.
Để thích ứng được với sự thay đổi này, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây.
Tăng giá bán sản phẩm
Đây là cách mà một số người bán đã áp dụng, tăng giá sản phẩm ứng với % bị Shopee khấu trừ.
Thực tế thì mức phí này không đáng kể với những mặt hàng có giá trị thấp như đồ ăn vặt, quần áo, giày dép,… nhưng với những sản phẩm giá trị cao như đồ da dụng, các thiết bị chăm sóc da, đồ điện tử,… mức phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, cách này khá rủi ro, vì nếu bạn tăng giá bán trực tiếp trên mỗi sản phẩm trên Shopee sẽ bị hệ thống sao quả tạ đè không trượt phát nào.
Bạn có thể tham khảo theo 2 hướng sau đây:
- Nếu là shop mới bạn nên để giá bán cao hơn giá gốc từ 40%-50%, sau đó sẽ tạo mã giảm giá, voucher hạ giá xuống đúng giá bán mà bạn mong muốn sau khi khấu trừ hết những chi phí liên quan.
- Nếu bạn là người kinh doanh lâu năm trên Shopee thì không có cách nào khác ngoài đăng sản phẩm mới hoặc tạo thêm 1 shop khác song song.
Xây dựng các kênh bán hàng khác ngoài Shopee
Shopee thật ra vẫn là một kênh bán hàng tiềm năng nhưng bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó, tương lai không biết Shopee có thêm những chính sách bán hàng “oái ăm” nào khác hay không.
Do đó, bạn nên xây dựng thêm những kênh bán hàng ngoại sàn khác như: website, Facebook, Chatbot, Instagram, Tiktok, Youtube … tùy vào sản phẩm mà bạn lựa chọn kênh bán hàng phù hợp.
Nếu bạn đang cần người hướng dẫn cho những kênh bán hàng tiềm năng ở trên thì có thể tham khảo những khóa học từ những expert nhiều năm kinh nghiệm sau:
Kết luận
Tóm lại, mức phí hiện tại của Shopee ở mức chấp nhận được và Shopee vẫn là lựa chọn hàng đầu với những cá nhân kinh doanh thương mại điện tử online.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu thêm về các loại phí bán hàng trên Shopee.
Nếu bạn có chính sách về giá bán hợp lý thì những thay đổi của Shopee trong tương lai sẽ không thể nào làm khó được bạn.
Với những Shop yêu thích hay Shopee Mall thì người bán sẽ có được những mức phí nhẹ hơn, vì vậy bạn nên lên tối thiểu Shop yêu thích càng sớm càng tốt.
Chúc bạn thành công ! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại comment bên dưới để cùng thảo luận nhé
Nguồn Nhi Nhi KTCity – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn