34 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tính kỷ luật và pháp luật
Theo dòng chảy thời gian, cha ông ta đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm sống để truyền dạy cho con cháu đời sau. Trong bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ về kỷ luật.
Trong cuộc sống hiện đại, dù đi làm, đi học, hay chỉ ở nhà… chúng ta đều cần có tính kỷ luật, bởi nó giúp ta có nề nếp, kỷ cương, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Thế nhưng trên thực tế, tính kỷ luật đã có từ ngàn năm nay và nó đã được cha ông ta đúc kết qua rất nhiều kinh nghiệm sống tạo thành những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ về kỷ luật dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ để nhắc nhở các thế hệ sau.
Thành ngữ, ca dao tục ngữ về kỷ luật
Kỷ luật và dân chủ là hai khái niệm vốn rất quen thuộc với mọi người, bởi chúng thường xuất hiện nhiều trên sách báo cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Thời xưa, ông bà ta cũng đã có những chiêm nghiệm rất sâu sắc về tính kỷ luật để cho ra đời những câu ca dao tục ngữ về tính kỷ luật dưới đây:
Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.
Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về tính kỷ luật mỗi nơi mỗi khác chứ không giống nhau.
Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.
Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về tính tự do dân chủ và kỉ luật, dùng biện pháp hoán dụ hình ảnh của cá kình và con trâu để chỉ con người.
Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
Ý nghĩa: Con người muốn trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải rèn luyện trong khuôn khổ nhất định của các quy định đạo đức, kỷ luật, pháp luật.
Đói tự do hơn no luồn cúi.
Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về sự dân chủ, dù no hay hay đói thì cũng cần tự do. Câu tục ngữ nói rằng thà chịu đói nhưng tự do còn hơn no và sống cúi trước người khác. Tự do luôn được đặt lên trước vật chất.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Ý nghĩa: Bề trên như (vua, quan, nhà cầm quyền) không quang minh, chính trực, không có kỷ luật, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên.
Dột từ nóc dột xuống.
Đục từ đầu sông đục xuống.
Ý nghĩa: Câu nói ám chỉ sự hư hỏng từ trên xuống dưới, người trên làm gương xấu cho người dưới. Người không có nề nếp, kỷ luật sẽ rất dễ làm đều xấu xa, sai trái. Đề cao vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Vua phạm tội cũng giống thứ dân.
Ý nghĩa: Để người khác nghe theo và tuân thủ thì tính kỷ luật không chừa một ai, kể cả người có chức quyền cao quý.
Tha kẻ gian, oan người ngay.
Ý nghĩa: Nếu ta tha tội, bỏ qua cho những người độc ác, gian xảo thì sớm muộn người đó cũng sẽ hại thêm người tốt.
Rõ ràng phải trái phân minh.
Ý nghĩa: Câu nói khuyên con người phải phân rõ phải trái, đúng sai, mình bạch trong việc. Tính kỷ luật luôn được đề cao, không nên để việc ngoài ảnh hưởng mà phân sai trắng đen.
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.
Ý nghĩa: Phép công anh cứ làm ,em vi phạm luật phải chấp nhận mặc dù thương em anh vẫn cứ thương ,việc công thì vẫn mãi là việc công.
Thà làm chim sẻ trên cành
Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.
Ý nghĩa: Mượn hình ảnh con chim sẻ và con chim hoàng anh để nói lên sự tự do của con người. Chim sẻ là một loài chim xấu xí, chim hoàng anh là một loài chim đẹp, Chim sẻ thì luôn tự do, tự tại sống với cuộc sống mà nó muốn, còn con chim hoàng anh dù đẹp nhưng lại bị nhốt trong lồng, không có tự do.
Thành ngữ, ca dao tục ngữ về kỷ luật và pháp luật
Trong xã hội hiện đại, những quy định của pháp luật và kỷ luật sẽ giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Thời xưa, tính kỷ luật và pháp luật cũng được đề cao trong xã hội. Cùng tham khảo một số thành ngữ, tục ngữ ca dao về tính kỷ luật và pháp luật được sưu tầm và tổng hợp dưới đây:
Nước có vua, chùa có bụt.
Ý nghĩa: Ý nói phải cần có người cầm đầu, chịu trách nhiệm cao nhất cho sự vận hành và phát triển của một đất nước
Luật pháp bất vị thân.
Ý nghĩa: ý nói pháp luật của vua không thiên vị ai. Đây được coi là nguyên tắc luôn được các nhà nước pháp quyền đề cao
Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.
Ý nghĩa: Mỗi quốc gia sẽ có luật riêng. Nhà cũng vậy. Ở đâu cũng có pháp luật.
Quân pháp bất vị thân
Ý nghĩa: Dù là người quyền cao chức trọng hay có địa vị cũng phải tuân thủ luật pháp.
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Ý nghĩa: Ai lập công thì người ấy được hưởng; ai phạm tội thì người ấy phải chịu.
Bênh lí, không bênh thân.
Ý nghĩa: Con người có kỷ luật, kỷ cương, coi trọng lý lẽ, đặt nó là trên hết chứ không vì tình thân mà chối bỏ đạo lý.
Đất có lề, quê có thói.
Ý nghĩa: Nơi nào cũng có lề lối, phong tục tập quán của nơi ấy, nên hiểu biết để tôn trọng và ứng xử cho phù hợp.
Làm người trông rộng nghe xa
Biết luật biết lý mới là người tinh.
Ý nghĩa: Câu nói ám chỉ sống trên đời phải pháp luật, đạo lý. Sống phải có kỷ luật, nề nếp, tuân thủ pháp luật.
Bề trên ở chẳng kỷ cương,
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Ý nghĩa: Người bề trên sống không có kỷ cương nên không dạy được kẻ dưới làm cho những kẻ dưới cũng sống không có kỷ cương.
Cầm cân nảy mực.
Ý nghĩa: Giữ gìn cho mọi việc đúng đắn, công bằng.
Phép Vua thua lệ làng.
Ý nghĩa: Luật của vua, của cơ quan quyền lực tối cao là chung cho cả nước, nhưng mỗi địa phương có phong tục, tập quán, tư tưởng đặc trưng riêng. Do đó, đến định cư hay đến chơi nên tuân thủ phép tắc, điều lệ của địa phương đó.
Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
Ý nghĩa: Vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội; mọi sự lộn xộn, đổ vỡ hầu hết đều do không biết tổ chức, bảo ban, thiếu dạy bảo, làm gương của người có trách nhiệm.
Ở quen thói, nói quen sáo
Ý nghĩa: Câu nói ý muốn nhấn mạnh tính kỷ luật và dân chủ của mỗi người chúng ta.
Khôn ngoan tính trọn mọi bề,
Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai.
Ý nghĩa: Đừng tỏ ra mình khôn ngoan trước người khác, còn dại dột… thì lo mà chịu, hay đừng tỏ ra mình hơn người và cũng đừng để bị ai đè đầu, cưỡi cổ.
Thành ngữ, ca dao tục ngữ về đạo đức và kỷ luật
Có thể nói, đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỷ luật và người chấp hành tốt kỷ luật là người có đạo đức. Dưới đây là một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và kỷ luật:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ người đào giếng.
Ý nghĩa: Khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.
Ăn cây nào, rào cây nấy.
Ý nghĩa: Lời khuyên về đạo đức, lối sống, đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người được hưởng lợi ích. Hễ nơi nào hoặc ai cho ta hưởng quyền lợi gì thì ta phải phục vụ cho người ấy, nơi ấy.
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Ý nghĩa: Việc gì biết rành sẽ nói, bằng không thì nên nghe để học thêm.
Tiên học lễ hậu học văn.
Ý nghĩa: Con người trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết.
Không thầy đố mày làm nên.
Ý nghĩa: Nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được. Ý nghĩa sâu rộng muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.
Vay thì trả, chạm thì đền.
Ý nghĩa: Quan hệ đàng hoàng, sòng phẳng, không làm người khác phải chịu thiệt.
Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.
Ý nghĩa: Nếu chúng ta làm điều phi pháp, quả báo cho những hành động đó của chúng ta sẽ đến với chúng ta, với bản thân và những người xung quanh ta, ác giả ác báo. Vì vậy, câu nói này mang nghĩa khuyên răn người ta hãy liêm khiết trong sạch, có đạo đức và kỷ luật tránh để bản thân phải hứng chịu hậu quả của việc ác mà ta làm.
Trên đây là những câu thành ngữ, ca dao tục ngữ về kỷ luật được đúc kết và truyền miệng qua nhiều thế hệ. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều hiểu biết về kiến thức về ca dao, tục ngữ ở nước ta.
Nguồn Internet – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn