Ba hiểm họa khiến bếp từ ăn lẩu dễ phát nổ
Khi dùng bếp từ ăn lẩu dịp Tết mà không kiểm tra bề mặt kính, tiếp tục sử dụng khi bếp nứt sẽ gây ra hiểm họa khó lường.
Ảnh: NY Times
1. Đặt điện thoại di động lên bếp từ
Bên trong điện thoại di động có các thành phần kim loại như sắt. Khi bật bếp từ, điện thoại sẽ cháy và phát nổ ở nhiệt độ cao.
2. Đặt đồ vật, tấm lưới bằng kim loại lên bếp từ
Dao bếp bằng sắt phản ứng với bếp từ. Bếp từ làm cho dao liên tục nóng lên, lớp gốm hoặc kính cách nhiệt trên bề mặt bếp từ có thể trực tiếp đóng vai trò là chất dẫn nhiệt, gây cháy.
Sóng điện từ của bếp từ không chỉ tác động lên tấm panel của bếp từ mà còn tác động ở các mức độ khác nhau lên các mặt trên, dưới, trái, phải của bếp từ. Vì vậy, không được đặt tấm kim loại lên bếp từ.
3. Tiếp tục sử dụng dù bề mặt bếp từ nứt vỡ
Bề mặt của bếp từ thường là tấm kính, sứ tinh thể, tinh thể pha lê dễ vỡ. Khi nấu nướng có nhiệt độ tác động kết hợp với độ rung của hệ thống điện – quạt của bếp, vết nứt sẽ càng mở rộng. Đồng thời, lúc nấu ăn, việc nước tràn, bắn lên mặt bếp không thể tránh khỏi. Nước sẽ theo đường nứt ngấm xuống bảng mạch điện tử phía mặt dưới kính và gây ra chập, cháy, nổ. Vì thế, khi thấy bếp từ hoặc bếp hồng ngoại đã có vết nứt, bạn nên mang đi sửa, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi sử dụng bếp từ
1. Bếp từ phải được vệ sinh và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng
Bếp từ lâu ngày không sử dụng phải được vệ sinh và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình vệ sinh, bạn nên lau bề mặt bếp bằng giẻ đã vắt khô. Đồng thời kiểm tra nguồn điện của bếp từ, nếu có hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
2. Đặt bếp bằng phẳng
Mặt bàn nơi đặt bếp từ phải bằng phẳng. Nếu mặt bàn không bằng phẳng, trọng lực của nồi sẽ khiến thân bếp bị biến dạng, bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu mặt bàn bị nghiêng, các chấn động trong nồi có thể dễ dàng khiến nồi bị trượt ra ngoài và gây nguy hiểm.
3. Đảm bảo không khí lưu thông
Khi đặt bếp từ lên mặt bàn phải đảm bảo không có vật cản nào chặn các lỗ nạp và thoát khí của bếp. Nếu phát hiện quạt của bếp từ không quay trong quá trình hoạt động, bạn cần dừng đun nấu ngay và kiểm tra kịp thời.
4. Nồi, chảo không nên quá nặng
Khả năng chịu lực của bếp từ có hạn, thông thường trọng lượng nồi và thức ăn không được vượt quá 5kg, đáy nồi không được quá nhỏ để không gây áp lực lên bề mặt bếp từ.
5. Nhấn nút nhẹ nhàng và dứt khoát
Mỗi nút bấm của bếp từ đều là loại cảm ứng nhẹ nên bạn cần dùng ngón tay chạm và ấn nhẹ khi sử dụng. Khi nút nhấn được kích hoạt, ngón tay của bạn phải thả ra và không được giữ để tránh làm hỏng bếp.
Nguồn Hằng Trần VnE (Theo Zhihu) – Bài viết tham khảo
Sao chép & chỉnh sửa bởi NhaCungCap.vn